Nội Dung Chính
(Trang 50)
Sau khi học xong bài này, em sẽ:
Thiết kế và lắp đặt được một mạch điện điều khiển đơn giản trong gia đình.
Phòng khách; Công tắc 1; Sân; Công tắc 2
Hình 10.1
Quan sát Hình 10.1 và Cho biết cần sử dụng loại công tắc nào nếu muốn điều khiển bóng đèn từ hai vị trí khác nhau?
I. GIỚI THIỆU
Ngày nay, các gia đình thường lắp đèn điện ở sân nhà để chiếu sáng khi trời tối. Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu, thiết kế và lắp đặt mạch điện điều khiển đèn ở sân nhà sử dụng 2 công tắc như Hình 10.1.
II. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU
1. Nhiệm vụ
Thiết kế, lắp đặt mạch điện điều khiển bật, tắt bóng đèn ngoài sân.
2. Yêu cầu
Bóng đèn ngoài sân được bật, tắt tại 2 vị trí: vị trí thức nhất ở trong nhà, vị trí thức 2 ở ngoài sân.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Khám phá
Quan sát Hình 10.2 và mô tả hoạt động của công tắc ba cực. Nguồn điện được nối vào cực nào của công tắc?
Hình 10.2. Công tắc ba cực
(Trang 51)
1. Thiết kế mạch điện
a) Vẽ sơ đồ nguyên lí
- Tìm hiểu các sơ đồ nguyên lí của mạch điều khiển đèn từ hai vị trí.
- Lựa chọn mạch điện phù hợp.
- Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện.
Hình 10.3. Sơ đồ nguyên lí mạch điện điều khiển đèn sân nhà
b) Vẽ sơ đồ lắp đặt
Từ sơ đồ nguyên lí và vị trí lắp đặt các thiết bị, vẽ sơ đồ lắp đặt Hình 10.4 là một ví dụ sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển đèn sân nhà.
Hình 10.4. Sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển đèn sân nhà
Lưu ý: Để đảm bảo an toàn điện khi thực hiện lắp và thử nghiệm mạch điện, thay vì nối điểm A và B với dây nóng (L) và mát (N) của nguồn điện, học sinh có thể nối chúng với phích cắm điện, sau đó sử dụng phích cắm đó để lấy điện từ ổ cắm.
2. Lựa chọn vật thư thiết bị
Học sinh tính toán, lựa chọn vật tư, thiết bị điện cho mạch điện theo gợi ý ở Bảng 10.1.
Bảng 10.1. Vật tư, linh kiện và thiết bị cho mạch điện điều khiển đèn sân
Stt | Tên linh kiện, thiết bị | Số lượng | Thông số kĩ thuật |
1 | ? | ? | ? |
2 | ? | ? | ? |
3 | ? | ? | ? |
4 | ? | ? | ? |
(Trang 52)
3. Lắp đặt mô hình
a) Hướng dẫn an toàn điện
- Đi giày, dép và thực hiện lắp đặt mạch điện tại nơi khô ráo.
- Lắp đặt điện hoàn chỉnh trước khi đấu nối mạch điện vào nguồn điện.
- Chỉ được bật nguồn điện khi đảm bảo mạch điện không có phần nào hở điện và không có người tiếp xúc hoặc có nguy cơ tiếp xúc với các phần hở điện đó.
b) Lắp mạch điện
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị điện và các công cụ hỗ trợ cần thiết như kìm bấm, dây, khoan, băng dính điện, bút thử điện trước khi lắp mạch điện.
Bước 2: Xác định vị trí nguồn lấy điện; đánh dấu vị trí lắp đặt công tắc và đèn.
Bước 3: Lắp công tắc vào bảng điện.
Bước 4: Nối dây điện kết nối các thiết bị trong mạch điện như Hình 10.4; lắp đèn vào đui đèn và treo đèn vào vị trí đã xác định. Lắp đặt các máng gen luồn dây điện và cho dây điện vào trong máng gen đảm bảo thẩm mĩ, an toàn. Việc kết nối mạch điện với nguồn được thực hiện sau cùng theo các hướng dẫn an toàn điện ở mục 4a.
Bước 5: Kiểm tra mạch điện theo các tiêu chuẩn:
- Lắp đặt đúng theo sơ đồ.
- Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc, đẹp và không hở điện.
- Mạch điện đảm bảo thông mạch, không đoản mạch.
Bước 6: Nối mạch điện và nguồn điện. Lưu ý tuân thủ hướng dẫn an toàn điện ở mục 4a.
4. Thử nghiệm
Bật nguồn điện cấp cho mạch và lần lượt thực hiện bật, tắt công tắc 1, 2. Quan sát và đánh giá sự phù hợp của kết quả so với lí thuyết.
5. Báo cáo kết quả, đánh giá
Học sinh báo cáo kết quả.
Giáo viên đánh giá sản phẩm theo tiêu chí sau:
- Sản phẩm hoạt động tốt, đảm bảo tính thẩm mĩ, an toàn.
- Giải thích được nguyên lí và cách lắp đặt mạch điện.
- Ý thức học tập, tuân thủ quy trình, đảm bảo an toàn.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn