Bài 24: Khái quát về vi điều khiển | Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử) | Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương IX. Vi Điều Khiển - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử) - Phần Hai - Chương IX - Bài 24


(Trang 127)

CHƯƠNG IX. VI ĐIỀU KHIỂN

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-0

• Khái quát về vi điều khiển

• Bo mạch lập trình vi điều khiển

• Thực hành: Thiết kế, lắp ráp, kiểm tra mạch tự động điều chỉnh cường độ sáng của LED theo môi trường xung quanh

(Trang 128)

BÀI 24. KHÁI QUÁT VỀ VI ĐIỀU KHIỂN

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

• Trình bày được khái niệm, phân loại và ứng dụng của vi điều khiển.

• Vẽ và giải thích được sơ đồ chức năng của vi điều khiển.

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-1

Hình 24.1

Bên trong khóa cửa thông minh (Hình 24.1) có một vi điều khiển. Theo em, vi điều khiển đóng vai trò gì trong khóa thông minh này? 

I. GIỚI THIỆU

1. Khái niệm về vi điều khiển

Khám phá

Vi điều khiển được coi là một máy tính thu nhỏ trong một mạch tích hợp. Quan sát Hình 24.2 và cho biết những thành phần nào của máy tính cá nhân được thu nhỏ vào vi điều khiển? Những thành phần nào không được thu nhỏ vào vi điều khiển?

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-2

Vi điều khiển: Bộ nhớ ROM; Bộ nhớ RAM; Bộ xử lí trung tâm (CPU); Bộ điều khiển vào/ra

a) Các thành phần cơ bản của vi điều khiển

(Trang 129)

Vi điều khiển là một mạch tích hợp (IC) có thể lập trình để thực hiện các chức năng tính toán và điều khiển cho một mục đích sử dụng cụ thể.

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-3

Loa; Màn hình; Bàn phím; Con chuột; Thùng máy: Bộ nhớ ROM; Bộ xử lí trung tâm (CPU); Bộ nhớ RAM; Bộ điều khiển vào/ra; Bộ giao tiếp mạng; Ổ cứng

b) Các thành phần cơ bản của máy tính cá nhân

Hình 24.2. Cấu tạo của vi điều khiển và máy tính cá nhân

Vi điều khiển là một mạch tích hợp (IC) có thể lập trình để thực hiện các chức năng tính toán và điều khiển các thiết bị cho mục đích sử dụng cụ thể.

So với các IC thông thường, vi điều khiển cho phép triển khai các giải pháp linh hoạt hơn thông qua lập trình. Ví dụ, để thay đổi chu kì đếm của đèn LED điều khiển giao thông trên Hình 24.3, ta sẽ phải thay IC mới nếu sử dụng IC đếm ngược thông thường, trong khi vẫn có thể tái sử dụng vi điều khiển cũ, chỉ cần viết và nạp lại chương trình.

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-4

Hình 24.3. Đèn LED đếm ngược điều khiển giao thông

Khác với máy tính truyền thống có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như soạn thảo văn bản, truy cập internet, nghe nhạc, hay xem phim,... vi điều khiển được thiết kế tối giản cho một mục đích sử dụng cụ thể, chủ yếu là đảm nhiệm chức năng đo lường và điều khiển trong một hệ thống. 

i+ Thông tin bổ sung

Vi điều khiển thường được tích hợp vào bên trong thiết bị chủ, khi đó chúng còn được gọi là các máy tính nhúng. Bên trong một thiết bị có thể tích hợp nhiều vi điều khiển khác nhau, ví dụ một chiếc ô tô hiện đại có thể sử dụng các vi điều khiển riêng để kiểm soát quá trình phun xăng vào động cơ, chống bó cứng phanh (ABS), điều hòa nhiệt độ,...

2. Ứng dụng của vi điều khiển

Vi điều khiển có mặt trong hầu hết máy móc, thiết bị hiện đại quanh ta, trong các lĩnh vực giao thông vận tải, y tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thông tin liên lạc,... Cụ thể, vi điều khiển được sử dụng phổ biến trong các phương tiện giao thông (thiết bị phun xăng điện tử, thiết bị giám sát hành trình), thiết bị y tế (nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp điện

(Trang 130)

tử, máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ), máy công nghiệp (máy CNC, tay máy robot, dây chuyền sản xuất tự động), công cụ nông nghiệp (nhà màng, nhà kính, lò ấp trứng), thiết bị viễn thông (điện thoại di động, bộ thu phát wifi, trung tâm dữ liệu).

Luyện tập

Hãy chỉ ra một ứng dụng của vi điều khiển trong thiết bị điện gia dụng.

3. Phân loại vi điều khiển

Có rất nhiều cách để phân loại vi điều khiển, thông thường người ta sử dụng hai cách phân loại chính sau đây:

- Theo độ rộng dữ liệu mà vi điều khiển có thể xử lí tính theo đơn vị bit, ví dụ: vi điều khiển 8 bit, vi điều khiển 16 bit, vi điều khiển 32 bit,...

- Theo họ vi điều khiển, ví dụ vi điều khiển họ 8051, vi điều khiển họ PIC, vi điều khiển họ AVR,...

Kết nối năng lực

Một bo mạch Arduino Uno R3 sử dụng vi đều khiển ATmega328P. Hãy tìm hiểu xem vi điều khiển này thuộc loại nào theo hai cách phân loại phổ biến phía trên.

II. SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG CỦA VI ĐIỀU KHIỂN

1. Sơ đồ chức năng

Khám phá

Hình 24.4 minh hoạ quá trình hoạt động của một khoá thông minh. Theo em, vi điều khiển cần có những khối chức năng nào để thực hiện hoạt động này?

Cảm biến vân tay → Tiếp nhận dữ liệu → Xử lí dữ liệu → Tín hiệu ra → Cơ cấu chấp hành

Dữ liệu vân tay đã lưu

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-5

Hình 24.4. Hoạt động của một khoá thông minh

Một vi điều khiển thường có cấu tạo gồm bốn khối chức năng cơ bản: khối đầu vào, khối đầu ra, bộ xử lí trung tâm và bộ nhớ. Tín hiệu mang dữ liệu và thông tin trao đổi giữa các khối được truyền trên các đường bus theo sơ đồ Hình 24.5.

(Trang 131)

Tín hiệu đầu vào ⇒ Đầu vào ⇒ Dữ liệu ⇒ Bộ xử lí trung tâm ⇒ Dữ liệu ⇒  Đầu ra ⇒ Tín hiệu đầu ra

Dữ liệu⇓

Bộ nhớ

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-6

Hình 24.5. Sơ đồ chức năng của vi điều khiển

2. Vai trò của các khối chức năng

a) Bộ xử lí trung tâm

Mọi thao tác tính toán và điều khiển của vi điều khiển đều được thực hiện tại bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit - CPU), vì thế vai trò của CPU trong vi điều khiển, tương tự như não bộ đối với cơ thể người.

Về cơ bản, các tính toán mà CPU đảm nhiệm gồm có các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia,...) và logic (AND, OR, XOR, NOT,...); cũng như đọc dữ liệu bên ngoài vào CPU và chuyển dữ liệu từ CPU ra ngoài. Tất cả các hoạt động này phải được đồng bộ chính xác theo xung nhịp của một đồng hồ. Tần số xung càng cao thì tốc độ xử lí của CPU nhanh.

b) Bộ nhớ

Bộ nhớ dùng để lưu trữ mọi dữ liệu của vi điều khiển, bao gồm câu lệnh và  số liệu. Dữ liệu trên bộ nhớ được tổ chức thành các đơn vị cơ bản (thường theo byte), mỗi đơn vị có địa chỉ cố định.

Vi điều khiển thường được trang bị hai loại bộ nhớ:

- Bộ nhớ chỉ đọc (ROM): là loại bộ nhớ mà dữ liệu không bị mất khi vi điều khiển bị ngắt khỏi nguồn điện, do đó thường dùng để lưu câu lệnh. Đa số các vi điều khiển hiện nay sử dụng loại ROM cho phép xóa và ghi lại dữ liệu bằng tín hiệu điện gọi là EEPROM.

- Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM): là loại bộ nhớ mà dữ liệu sẽ bị mất khi i điều khiển bị tắt nguồn nuôi và thường được dùng để lưu các dữ liệu tạm thời. So với bộ nhớ ROM, tốc độ bộ nhớ RAM nhanh hơn đáng kể.

Trao đổi dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ bao gồm hai hoạt động cơ bản là đọc dữ liệu và ghi dữ liệu như minh họa trên Hình 24.6.

CPU; d; Địa chỉ (6; 4; 2; 0); Bộ nhớ (d; c; b; a)

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-7

a) Đọc: Dữ liệu "d" được truyền từ địa chỉ 6 trong bộ nhớ vào CPU

CPU; e; Địa chỉ (6; 4; 2; 0); Bộ nhớ (d; c; e; a)

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-8

b) Ghi:  Dữ liệu "e" từ CPU được ghi vào địa chỉ 2 trong bộ nhớ

Hình 24.6. Trao đổi dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ

(Trang 132)

c) Khối đầu vào và khối đầu ra

Hai khối chức năng đầu vào và đầu ra thường được gộp chung thành khối vào ra (I/O), đảm nhận nhiệm vụ ghép nối vi điều khiển với các thiết bị ngoại vi thông qua các cổng vào ra.

Giống như bộ nhớ, mỗi cổng vào/ra cũng được gắn với một địa chỉ cố định. Thông thường, các cổng tại mỗi khối vào/ra lại được chia thành hai loại là cổng số và cổng tương tự để ghép nối các thiết bị ngoại vi tương ứng.

Vi điều khiển

 

Cổng vào ←

Cổng ra →

Thiết bị ngoại vi

hinh-anh-bai-24-khai-quat-ve-vi-dieu-khien-12805-9

Hình 24.7. Đọc và ghi dữ liệu giữa CPU và thiết bị ngoại vi

Luyện tập

Một vi điều khiển được dùng để điều khiển một LED nhấp nháy theo chu kì thay đổi. Hãy cho biết LED cần được kết nối với cổng vào hay cổng ra của vi điều khiển.

i+ Thông tin bổ sung

Các khối chức năng được kết nối với nhau qua các đường bus, được chia thành ba loại sau:

- Bus dữ liệu: truyền tín hiệu mang dữ liệu và thông tin giữa các khối.

- Bus địa chỉ: truyền tín hiệu mang địa chỉ mà CPU cần truy cập đến bộ nhớ hay I/O.

- Bus điều khiển: truyền các tín hiệu mà CPU dùng để điều khiển bộ nhớ hay I/O, ví dụ tín hiệu cho các khối liên quan biết CPU muốn đọc hay ghi dữ liệu.

Về mặt vật lí, bus là một tập hợp của nhiều dây dẫn, mỗi dây có khả năng truyền 1 bit dữ liệu. Vì vậy, số lượng dây dẫn trong bus dữ liệu chính là độ rộng dữ liệu mà CPU có thể xử lí, còn số lượng dây dẫn trong bus địa chỉ cho biết dung lượng bộ nhớ tối đa mà vi điều khiển có thể quản lí.

Vận dụng

Một vi điều khiển có CPU hoạt động ở tần số 1MHz.

1. Một xung nhịp của CPU có chu kì bao nhiêu giây?

2. Biết vi điều khiển cần 100 xung nhịp để hoàn thành một câu lệnh, tính thời gian cần thiết để thực hiện câu lệnh.

3. Biết vi điều khiển được lập trình để điều khiển bật và tắt LED thông qua hai câu lệnh khác nhau, tính tần số nhấp nháy tối đa của LED.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 24: Khái quát về vi điều khiển | Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử) | Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương IX. Vi Điều Khiển - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử)

  1. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương I. Giới Thiệu Chung Về Kĩ Thuật Điện
  2. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương II. Hệ Thống Điện Quốc Gia
  3. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương III. Hệ Thống Điện Trong Gia Đình
  4. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương IV. An Toàn Và Tiết Kiệm Điện Năng
  5. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương V. Giới Thiệu Chung Về Kĩ Thuật Điện Tử
  6. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VI. Linh Kiện Điện Tử
  7. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VII. Điện Tử Tương Tự
  8. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VIII. Điện Tử Số
  9. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương IX. Vi Điều Khiển

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.