Bài 19: Khuếch đại thuật toán | Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử) | Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VII. Điện Tử Tương Tự - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử) - Phần Hai - Chương VII - Bài 19


(Trang 101)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

Trình bày được kí hiệu, nguyên lí làm việc và ứng dụng cơ bản của khuếch đại thuật toán.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-0

Hình 19.1

Quan sát Hình 19.1 và cho biết trong mạch có các linh kiện điện tử nào?

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Khái niệm

Khuếch đại thuật toán là mạch tích hợp có hai lối vào, một lối ra và hệ số khuếch đại lớn.

Khuếch đại thuật toán có kí hiệu như Hình 19.2a. Trong mạch nguyên lí thường sử dụng kí hiệu khuếch đại thuật toán rút gọn như Hình 19.2b.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-1

a) Kí hiệu đầy đủ (1 - Lối vào đảo, 2 - Lối vào không đảo, 3 - Lối ra, 4 - Nguồn dương, 5 - Nguồn âm);

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-2

b) Kí hiệu rút gọn

Hình 19.2. Kí hiệu khuếch đại thuật toán

(Trang 102)

Một IC khuếch đại thuật toán có thể có một hoặc nhiều khuếch đại thuật toán. Hình 19.3 là ví dụ sơ đồ chân của IC khuếch đại thuật toán LM 741 và LM 324.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-3

a) LM 741 (Offset, Lối vào đảo, Lối vào không đảo, Nguồn âm, Bỏ không, Nguồn dương, Lối ra, Offset);

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-4

b) LM 324

Hình 19.3. Sơ đồ chân của IC khuếch đại thuật toán 

2. Nguyên lí làm việc

Khuếch đại thuật toán được thực hiện khuếch đại sự chênh lệch giữa điện áp lối vào và không đảo sau đó ra kết quả đưa tới lối ra.

Hệ số khuếch đại A của khuếch đại thuật toán lớn, có thể tới 106.

Khuếch đại thuật toán như Hình 19.4 có hai điện áp lối vào đảo U1 và không đảo U2. Khi đó, điện áp lối ra U3 = A(U2 – U1).

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-5

Hình 19.4. Nguyên lí làm việc của khuếch đại thuật toán

II. ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN

Khuếch đại thuật toán được kết nối với các linh kiện điện tử khác để tạo nên nhiều mạch ứng dụng. Một số mạch ứng dụng cơ bản sau đây sử dụng khuếch đại thuật toán với hệ số khuếch đại A bằng vô cùng.

1. Khuếch đại đảo

Hình 19.5 là mạch khuếch đại đảo thực hiện khuếch đại biên độ tín hiệu lối vào đảo Uvào như công thức (19.1). Hệ số khuếch đại của mạch phụ thuộc vào các điện trở R1 và R2. Mạch khuếch đại đảo có tín hiệu lối ra ngược pha so với tín hiệu lối vào như biểu diễn trên Hình 19.6.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-6(19.1)

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-7 (19.2)

Trong đó G là hệ số khuếch đại của mạch được xác định như công thức (19.2). Dấu trừ thể hiện sự ngược pha của tín hiệu lối ra so với tín hiệu lối vào.

(Trang 103)

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-8

Hình 19.5. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-9

Hình 19.6. Dạng tín hiệu lối vào và lối ra của mạch khuếch đại đảo

2. Khuếch đại không đảo

Ngược lại với khuếch đại đảo, mạch khuếch đại không đảo ở Hình 19.7 có tín hiệu lối vào Uvào đưa tới chân không đảo và được khuếch đại như công thức (19.3). Mạch khuếch đại đảo có tín hiệu lối ra cùng pha với tín hiệu lối vào, như biểu diễn trên Hình 19.8.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-10

(19.3)

Trong đó G là hệ số khuếch đại của mạch được xác định như công thức (19.4).

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-11 (19.4)

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-12

Hình 19.7. Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-13

Hình 19.8. Dạng tín hiệu lối vào và lối ra của mạch khuếch đại không đảo

(Trang 104)

3. Cộng đảo

Hình 19.9 là sơ đồ mạch cộng đảo hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào đảo với các trọng số khác nhau như công thức (19.5). Trong đó, trọng số của mỗi tín hiệu được xác định bởi tỉ số giữa điện trở Rf với điện trở tương ứng R1R2.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-14 (19.5)

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-15

Hình 19.9. Sơ đồ mạch cộng đảo

4. Cộng không đảo

Hình 19.10 là sơ đồ mạch cộng không đảo hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào không đảo với trọng số được xác định bởi các điện trở của mạch như công thức (19.6). Trọng số của mỗi tín hiệu được xác định bởi các điện trở của mạch.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-16 (19.6)

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-17

Hình 19.10. Sơ đồ mạch cộng không đảo

5. Trừ

Hình 19.11 là sơ đồ mạch trừ hai tín hiệu Uvào1 và Uvào2 tại lối vào đảo và không đảo với trọng số. Trường hợp tín hiệu vào không đảo trừ tín hiệu vào đảo được xác định bởi các điện trở của mạch như công thức (19.7).

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-18 (19.7) 

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-19

Hình 19.11. Sơ đồ mạch trừ

6. So sánh

Hình 19.12 là sơ đồ mạch so sánh hai điện áp lối vào. Điện áp lối vào không đảo lớn hơn điện áp lối vào đảo thì điện áp lối ra xấp xỉ bằng nguồn dương và ngược lại điện áp lối ra xấp xỉ nguồn âm.

Hình 19.12a là mạch so sánh đảo với điện áp Uvào tại lối vào đảo được so sánh với điện áp ngưỡng Ungưỡng tại lối vào không đảo theo công thức (19.8).

Uvào > Ungưỡng thì Ura ≈ – Ucc

Uvào < Ungưỡng thì Ura ≈ Ucc (19.8)

Hình 19.12b là mạch so sánh không đảo với Uvào tại lối vào không đảo và Ungưỡng tại lối vào đảo theo công thức (19.9).

Uvào > Ungưỡng thì Ura ≈ Ucc

Uvào < Ungưỡng thì Ura ≈ – Ucc (19.9)

(Trang 105)

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-20

a) Đảo; b) Không đảo

Hình 19.12. Mạch so sánh 

Luyện tập

1. Mạch khuếch đại đảo ở Hình 19.13 có R1 = 1 kΩ, R2 = 10 kΩ.

a) Xác định hệ số khuếch đại của mạch.

b) Vẽ tín hiệu lối ra nếu tín hiệu lối vào là điện áp hình sin, biên độ 100 mV, tần số 1 Hz.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-21

Hình 19.13. Mạch khuếch đại đảo

2. Mạch trừ ở Hình 19.14 có R1 = R3 = 2 , R2 = R4 =10. Tính điện áp Ura nếu Uvào1 = 1 V, Uvào2 = 5 V.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-22

Hình 19.14. Mạch trừ

3. Mạch cộng không đảo ở Hình 19.15 có R1 = R2 = 1 kΩ, Rf = Rg = 10 kΩ. Tính điện áp Ura nếu Uvào1 = 1 V, Uvào2 = 5 V.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-23

Hình 19.15. Mạch cộng không đảo

(Trang 106)

4. Mạch cộng đảo ở Hình 19.16 có Rf = 3 kΩ, R1 = 1 kΩ, R2 = 1,5 kΩ. Tính điện áp Ura trong Bảng 19.1.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-24

Hình 19.16. Mạch cộng đảo

Bảng 19.1

Uvào1 (V) Uvào2 (V) Ura (V)
1 1 ?
2 1 ?
1,5 2 ?
1 1,5 ?

5. Một mạch so sánh đảo ở Hình 19.17 có Ucc = 12 V, – Ucc = – 12 V. Tính điện áp Ura trong Bảng 19.2.

hinh-anh-bai-19-khuech-dai-thuat-toan-12777-25

Hình 19.17. Mạch so sánh đảo

Bảng 19.2

Uvào (V) Ungưỡng (V) Ura (V)
1 0,5 ?
3 -3 ?
-5 0 ?
2,5 3 ?

Vận dụng

Sử dụng các nguồn tài liệu để tìm thêm ứng dụng của khuếch đại thuật toán trong thực tế.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 19: Khuếch đại thuật toán | Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử) | Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VII. Điện Tử Tương Tự - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Công Nghệ 12 (Công Nghệ Điện - Điện Tử)

  1. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương I. Giới Thiệu Chung Về Kĩ Thuật Điện
  2. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương II. Hệ Thống Điện Quốc Gia
  3. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương III. Hệ Thống Điện Trong Gia Đình
  4. Phần Một. Công Nghệ Điện - Chương IV. An Toàn Và Tiết Kiệm Điện Năng
  5. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương V. Giới Thiệu Chung Về Kĩ Thuật Điện Tử
  6. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VI. Linh Kiện Điện Tử
  7. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VII. Điện Tử Tương Tự
  8. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương VIII. Điện Tử Số
  9. Phần Hai. Công Nghệ Điện Tử - Chương IX. Vi Điều Khiển

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.