Bài 14: Phép Chiếu Song Song | Toán tập 1 | Chương IV: Quan Hệ Song Song Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Kết nối tri thức Toán lớp 10 tập 1 Chương IV: Quan Hệ Song Song Trong Không Gian Bài 14: Phép chiếu song song


Trang 95

THUẬT NGỮ
• Phép chiếu song song 
• Hình chiếu
• Phương chiếu
• Hình biểu diễn

KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
• Nhận biết khái niệm và tính chất cơ bản về phép chiếu song song.
• Xác định ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua phép chiếu song song.
• Vẽ hình biểu diễn của một số hình khối đơn giản.
• Mô tả một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến phép chiếu song song.

Trong bóng đá, công nghệ Goal-line được sử dụng để xác định xem bóng đã hoàn toàn vượt qua vạch vôi hay chưa, từ đó giúp trọng tài đưa ra quyết định về một bàn thắng có được ghi hay không. Yếu tố hình học nào cho ta biết quả bóng đá vượt qua vạch vôi hay chưa?

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-0

Một bàn thắng được ghi.

1. PHÉP CHIẾU SONG SONG

HĐ1. Một khung cửa sổ có dạng hình tròn với các chắn song tạo thành hình vuông ABCD, hai đường chéo của hình vuông cắt nhau tại O. Dưới ánh mặt trời, khung của và các chấn song đổ bóng lên sàn nhà (H.4.56a). Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các đường thẳng nối mỗi điểm A, B, C với bóng A', B', C' có đôi một song song hay không?

b) Làm thế nào để xác định được bóng đổ trên sàn nhà của mỗi điểm trên khung cửa sổ?

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-1

Hình 4.56

Cho mặt phẳng (α) và đường thẳng Δ cắt (α). Với mỗi điểm M trong không gian ta xác định điểm M' như sau:
• Nếu M thuộc Δ thì M' là giao điểm của (α) và Δ.
• Nếu M không thuộc Δ thì M' là giao điểm của (α) và đường thẳng qua M song song với Δ.
Điểm M' được gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mặt phẳng (α) theo phương Δ.
Phép đặt tương ứng mỗi điểm M với hình chiếu M' của nó được gọi là phép chiếu song song lên (α) theo phương Δ.
Mặt phẳng (α) được gọi là mặt phẳng chiếu, phương Δ được gọi là phương chiếu.


hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-2 Trong HĐ1, làm thế nào để xác định được bóng của toàn bộ sang của CD trên sản nhà?

Cho hình H. Tập hợp H' để các hình chiếu M' của các điểm M thuộc H qua phép chiếu song song được gọi là hình chiếu của H qua phép chiếu song song đó.


hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-3

Hình chiếu của hình chữ "A"

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-4

Bóng đổ của người bán hàng rong dưới ánh mặt trời trên đường phố Hội An

Chú ý. Nếu một đường thẳng song song với phương chiếu thì hình chiếu của đường thẳng đó là một điểm. Kể từ đây, nếu không nói gì thêm ta chỉ xét các phép chiếu mà phương chiếu không song song với mặt phẳng chiếu.

Ví dụ 1. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'.

a) Xác định hình chiếu của điểm A trên mặt phẳng (A'B'C') theo phương CC'.

b) Gọi M là một điểm thuộc đoạn thẳng AB. Xác định hình chiếu của M trên mặt phẳng (A'B'C') theo phương CC'.

Giải (H.4.57)

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-5

Hình 4.57

a) Vì ABC.A'B'C' là hình lăng trụ nên AA' // BB' // CC'. VÌ A thuộc mặt phẳng (A'B'C') nên A' là hình chiếu của A trên mặt phẳng (A'B'C') theo phương CC'.

b) Trong mặt phẳng (ABB'A') vẽ MM' // AA' với M thuộc A'B' thì MM // CC'. Vì M' thuộc mặt phẳng (A'B'C') nên M' là hình chiếu của M trên mặt phẳng (A'B'C') theo phương CC'.

Trang 97

Luyện tập 1. Cho hình hộp ABCD.EFGH (H.4.58). Xác định hinh chiếu của điểm A trên mặt phẳng (CDHG) theo phương BC và theo phương BG.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-6

Hình 4.58

Vận dụng 1. Trong hình ảnh mở đầu, khi một bàn thắng được ghi thì hình chiếu của quả bóng trên mặt đất theo phương thẳng đứng có vị trí như thế nào với vạch vôi?

2. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CHIẾU SONG SONG

HĐ2. Quan sát Hình 4.56a và trả lời các câu hỏi sau:

a) Hình chiếu O' của điểm O có nằm trên đoạn A’C' hay không?

b) Hình chiếu của hai song cửa ABCD như thế nào với nhau?

c) Hình chiếu O' của điểm O có phải là trung điểm của đoạn A'C' hay không?

Ta có các tính chất sau của phép chiếu song song.

• Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự ba điểm đó. Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, tia thành tia, đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
• Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
• Phép chiếu song song giữ nguyên tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-7

Hình 4.59

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-8 Hình chiếu của hai đường thẳng cắt nhau có phải là hai đường thẳng cắt nhau hay không?

Ví dụ 2. Cho hình bình hành ABCD và gọi A'B'C'D' là hình chiếu của ABCD trên mặt phẳng (P) theo phương d (H.4.60). Chứng minh rằng tứ giác A'B'C'D' là hình bình hành.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-9

Hình 4.60

Giải

Vì ABCD là hình bình hành nên AB song song với CD, do đó hình chiếu của ABA'B' song song với hình chiếu của CD C'D'. Tương tự A'D' song song với B'C'.

Tứ giác A'B'C'D'A'B' // C'D'A'D' // B'C' nên nó là hình bình hành.

Trang 98

Luyện tập 2. Chứng minh rằng hình chiếu song song của một hình thang là một hình thang (H.4.61).

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-10

Hình 4.61

Ví dụ 3. Cho tam giác ABC M là trung điểm của BC. Một phép chiếu song song biến tam giác ABC thành tam giác A'B'C', biến M thành M'. Chứng minh rằng A'M' là đường trung tuyến của tam giác A'B'C' (H.4.62).

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-11

Hình 4.62

Giải

M là trung điểm của BC nên B, M, C thẳng hàng theo thứ tự đó và hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-12. Do vậy B', M', C' thẳng hàng theo thứ tự đó và hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-13, tức là M' là trung điểm của B'C'. Vậy A'M' là đường trung tuyến của tam giác A'B'C'.

Luyện tập 3. Một phép chiếu song song biến tam giác ABC thành tam giác A'B'C'. Chứng minh rằng phép chiếu đó biến đường trung bình của tam giác ABC thành đường trung bình của tam giác A'B'C'.

3. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN

HĐ3. Trong ba hình dưới đây, hình nào thể hiện hình lập phương chính xác hơn?

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-14

Hình 4.63

Từ đầu chương, ta thường minh hoạ các hình tứ diện, hình lập phương, hình lăng trụ,..... bằng các hình vẽ trên giấy. Các hình vẽ này đều tuân theo một nguyên tắc nhất định và chúng được gọi là hình biểu diễn của hình không gian trên mặt phẳng.

Hình biểu diễn của một hình trong không gian là hình chiếu song song của hình đó trên một mặt phẳng theo một phương chiều nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiều đó.


hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-15

Quan sát hình ảnh khung cửa sổ trong Hình 4.56a và cho biết hình biểu diễn của hình tam giác, hình vuông, hình tròn là hình gì?

Trang 99

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-16

Hình chiếu đứng

Hình chiếu cạnh

Hình chiếu bằng

Khi hình phẳng nằm trong mặt phẳng không song song với phương chiếu thì hình biểu diễn của hình phẳng đó có các tính chất sau:

- Hình biểu diễn của một tam giác (cân, đều, vuông) là một tam giác

- Hình biểu diễn của hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành là hình bình hành;

- Hình biểu diễn của hình thang ABCD với AB // CD là một hình thang A'B'C'D' với A'B' // C'D' thoả mãn hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-17;

- Hình biểu diễn của hình tròn là hình elip.

Hình chiếu bằng, hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh của một vật thể (môn Công nghệ 8 và Công nghệ 10) chÍnh là hình biểu diễn của vật thể đó.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-18

Ví dụ 4. Vẽ hình biểu diễn của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' có mặt đáy ABCD là hình thang, AB song song với CDAB = 2CD.

Giải

Hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' có các mặt bên là hình bình hành nên hình biểu diễn của nó cũng có các mặt bên là hình bình hành. Hình thang ABCD có hai đáy AB, CD AB = 2CD nên hình biểu diễn của ABCD là một hình thang có độ dài một đáy gấp hai lần độ dài của đáy còn lại của lại. Từ đó, ta vẽ được hình biểu diễn của hình lăng trụ ABCD.A'B'C'D' như Hình 4.64.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-19

Hình 4.64

Luyện tập 4. Vẽ hình biểu diễn của hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình binh hành.

Vận dụng 2. Phép chiếu song song có thể được sử dụng để vẽ dạng nổi (hay dạng 3D) của chữ cái như trong hình dưới đây. Theo phương pháp đó hãy vẽ dạng nổi của một số chữ cái quen thuộc như L, N, T, ...

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-20

Trang 100

BÀI TẬP

4.29. Những mệnh đề nào trong các mệnh đề sau đây là đúng?

a) Phép chiếu song song biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.

b) Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng cắt nhau.

c) Phép chiếu song song biến tam giác đều thành tam giác cân.

d) Phép chiếu song song biến hình vuông thành hình bình hành.

4.30. Nếu tam giác A'B'C' là hình chiếu của tam giác ABC qua một phép chiếu song song thì tam giác ABC có phải là hình chiếu của tam giác A'B'C' qua một phép chiếu song song hay không? Giải thích vì sao.

4.31. Phép chiếu song song biến tam giác ABC thành tam giác A'B'C. Chứng minh rằng phép chiếu đó biến trọng tâm của tam giác ABC thành trọng tâm của tam giác A'B'C'.

4.32. Hình 4.65 có thể là hình biểu diễn của một hình lục giác đều hay không? Vì sao?

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-21

Hình 4.65

4.33. Vẽ hình biểu diễn của hình chóp S.ABCD có đây là ABCD là hình thang, AB song song với CDAB = 2 cm, CD = 6 cm.

4.34. Trong hình bên, ABCD là bóng của hai thanh chắn của một chiếc thang dưới ánh mặt trời. Hãy giải thích tại sao AB song song với CD.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-22

Trang 101

Em có biết?

Phép chiếu song song được sử dụng chủ yếu trong các bản vẽ kĩ thuật vì phép chiếu này thể hiện đúng tỉ lệ kích thước trên vật thể. Tuy nhiên, phép chiếu song song không thể hiện đúng những gì mà mắt người quan sát được, ví dụ như phép chiếu song song không thể hiện đúng luật xa gần: đối với các vật thể có cùng kích thước, vật thể ở gần phải lớn hơn, vật thể ở xa phải nhỏ hơn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, phép chiếu song song không thể hiện đúng độ cao, độ sâu của đối tượng trong thực tế và tạo ra ảo giác cho người xem. Bằng cách khai thác những ảo giác này, Maurits Comelis Escher và Roger Penrose đã đưa ra những hình ảnh về các "vật thể bất khả thi” (impossible objects) – các vật thể không tồn tại trong thực tế. “Thác nước Escher" và "Cầu thang Penrose" là hai ví dụ về các vật thể như vậy.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-23

Thác nước Escher

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-24

Cầu thang Ponrose

Để khắc phục những hạn chế của phép chiếu song song, người ta sử dụng phép chiếu xuyên tâm (hay phép chiếu phối cảnh) mà ở đó luật xa gần được đảm bảo. Phép chiếu xuyên tâm với tâm C lên mặt phẳng chiếu (P) (không đi qua C) cho tương ứng mỗi điểm M trong không gian với điểm M' là giao điểm của CM và (P). Phép chiếu xuyên tâm biến đường thẳng thành đường thẳng.

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-25

hinh-anh-bai-14-phep-chieu-song-song-12660-26

Khi nhìn hai đường ray xe lửa ta có cảm giác chúng "cắt nhau ở xa vô tận"

Nếu (Q) là một mặt phẳng cắt mặt phẳng (P) theo giao tuyến d thì phép chiếu xuyên tâm biến các đường thẳng song song nằm trong mặt phẳng (Q) và không song song với d thành các đường thẳng đồng quy. Khi đó, điểm đồng quy nằm trên giao tuyến v của (P) và mặt phẳng qua C song song với (Q). Giao tuyến này còn được gọi là "đường thẳng vô tận" hay "đường chân trời" trong hội hoạ. Tinh chất này của phép chiếu xuyên tâm giải thích tại sao khi vẽ phối cảnh, các đường thẳng song song trong thực tế và hướng về phía người vẽ lại có xu hướng cắt nhau tại một điểm ở “xa vô tận".

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 14: Phép Chiếu Song Song | Toán tập 1 | Chương IV: Quan Hệ Song Song Trong Không Gian - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.