Nội Dung Chính
(Trang 65)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Trình bày được một số công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường:
- Xử lí ô nhiễm môi trường đất.
- Xử lí nước thải và làm sạch nước.
- Thu nhận khí sinh học.
- Xử lí chất thải rắn.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề phổ biến và đang diễn biến ngày càng trầm trọng ở nước ta. Nguyên nhân gây ô nhiễm, tác động của sự ô nhiễm và các phương thức xử lí ô nhiễm môi trường là vấn đề phức tạp. Tùy vào nguyên nhân, phạm vi và mục đích sử dụng của môi trường bị ô nhiễm mà con người có thể sử dụng các biện pháp xử lí khác nhau. Vi sinh vật được sử dụng trong xử lí ô nhiễm môi trường như thế nào? |
I – XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Các hoạt động của con người như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt hằng ngày và hoạt động của tự nhiên như cháy rừng, núi lửa là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đất. Các chất gây ô nhiễm đất chủ yếu là các kim loại nặng hoặc các hợp chất hiđrocacbon như metylbenzen, etylbenzen, xylen hoặc các hợp chất hiđrocacbon thơm đa vòng polyaromatic hydrocarbon (PAH). Các hợp chất này có nhiều trong dầu mỏ, thuốc nhuộm.
Trong các sự cố dầu tràn trên biển, dầu dạt vào đất liền làm đất ven biển nhiễm dầu là hiện tượng thường gặp. Sự có mặt của các chất ô nhiễm làm thay đổi tính mau mỡ của đất, cấu trúc đất, đặc điểm của môi trường dẫn đến thay đổi hệ động vật, thực vật, phát huy hệ sinh thái nông nghiệp, thay đổi hệ sinh thái đất. Tuy nhiên, trong điều kiện đất bị ô nhiễm, một số vi sinh vật có khả năng làm giảm mức độ độc hại của chúng thông qua các phản ứng sinh học; một số khác có khả năng chuyển hoá trạng thái, kết tủa kim loại nặng; một số khác có khả năng sử dụng PAH làm nguồn cung cấp carbon và năng lượng cho sinh trưởng và sinh sản của chúng. Việc sử dụng các vi sinh vật để làm sạch môi trường đất gọi là xử lí sinh học. Các vi sinh vật được sử dụng trong xử lí ô nhiễm môi trường đất có thể là vi khuẩn, vi nấm hoặc Archaea. Một số vi sinh vật đã được nghiên cứu có khả năng phân huỷ PAH như vi khuẩn Micrococcus leutus, Corynebacterium glutamicum, Bacillus megaterium, Pseudomonas aeruginosa, Cycloclasticus pugeti, Paenibacillus validus, Cladophialophora immuna. Thuốc trừ cỏ Atrazine bị phân huỷ bởi vi khuẩn Agrobacterium radiobacter là một trong những ví dụ điển hình. Nhiều vi sinh vật có khả năng hiệp chặt với thực vật tạo thành tổ hợp xử lí ô nhiễm môi trường đất hiệu quả hơn.
(Trang 66)
Để làm sạch môi trường đất bị ô nhiễm, có thể xử lí tại chỗ hoặc mang đất đến nơi xử lí. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường đất bị ô nhiễm trên diện rộng, việc xử lí tại chỗ là cần thiết và phù hợp. Quá trình xử lí ô nhiễm môi trường đất theo phương pháp sinh học được thực hiện theo các bước trong hình 11.1.
Khi bị ô nhiễm hữu cơ (như PAH), lượng carbon trong môi trường đất ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với các nguyên tố cần thiết khác như N hoặc P. Các vi sinh vật bản địa có khả năng sinh trưởng và sinh sản, làm sạch môi trường, tạo tiền đề cho các sinh vật khác cư trú. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra trong tự nhiên một cách chậm chạp. Để thúc đẩy quá trình xử lí, con người cần tiến hành bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào môi trường như phân đạm, phân lân, cải tạo điều kiện thoáng khí của đất hoặc bổ sung vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp.
Để đảm bảo được quá trình xử lí sinh học hiệu quả, các vi sinh vật được sử dụng cần có sức sống tốt trong môi trường ô nhiễm,có khả năng phân huỷ chất ô nhiễm, không sinh ra các độc tố cho môi trường, không tiêu diệt các sinh vật khác.
Hình 11.1. Quy trình xử lí ô nhiễm môi trường đất bằng vi sinh vật
Các chất gây ô nhiễm: hợp chất thơm đa vòng trong than, dầu mỏ, thực phẩm; kim loại nặng;... thấm vào đất
Vi sinh vật tại chỗ hoặc được bổ sung có khả năng phân huỷ hợp chất thơm đa vòng
Bồ sung N, P, C, O2 để tạo điều kiện phù hợp cho vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản
CO2, H2O và các hợp chất trao đổi không độc khác
? DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM Việc chuyển đổi mục đích sử dụng vùng đất ô nhiễm thành bãi xe hay sân bóng có phải là biện pháp xử lí ô nhiễm đất hiệu quả không? Tại sao? |
II – XỬ LÍ NƯỚC THẢI VÀ LÀM SẠCH NƯỚC
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái và con người. Khi nguồn nước bị ô nhiễm, toàn bộ hệ sinh vật bị ảnh hưởng. Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, y tế,... không qua xử lí, thải trực tiếp ra sông, suối, biển là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng xấu đến các sinh vật thuỷ sinh, thậm chí gây chết hàng loạt (H 11.2).
Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân khác nhau, do đó, cần lựa chọn phương pháp xử lí ô nhiễm và khắc phục hậu quả cho phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hình 11.2. Hiện tượng tảo độc "nở hoa" ở ao, hồ do ô nhiễm chất thải hữu cơ làm chết hàng loạt các sinh vật thuỷ sinh
Việc áp dụng đồng bộ các phương pháp vật lí, hoá học và sinh học trong xử lí ô nhiễm môi trường là cần thiết và hiệu quả, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng các biện pháp vật lí, hoá học mà chỉ có thể ứng dụng sinh học để xử lí, cải tạo môi trường. Cùng với thực vật, vi sinh vật là đối tượng được sử dụng nhiều trong quá trình làm sạch nước bị ô nhiễm.
Đối với nước bị ô nhiễm do nồng độ chất hữu cơ quá cao thì quá trình lọc, lắng, xử lí hiếu khí và kị khí nhờ các hệ vi sinh vật khác nhau được tiến hành nhằm oxy hoá các thành phần hữu cơ trong nước thành CO2, H2O, hoặc chuyển hoá các hợp chất hữu cơ thành khí sinh học (CH4, CO2) và H2O. Sinh khối vi sinh vật trong quá trình xử lí này được sử dụng trong các lớp màng hoặc các hạt để định các sinh vật cho phép kiểm soát được các yếu tố tác động tới quá trình xử lí nước. Tốc độ sinh trưởng của hệ vi sinh vật phù hợp với mặt độ chất hữu cơ trong nước thải.
Vi sinh vật cũng được sử dụng trong việc xử lí nước nhiễm kim loại nặng. Các vi sinh vật hấp thụ, liên kết hoặc chuyển hoá kim loại nhiễm khu độc, tích tụ và tập trung kim loại, thuận lợi cho quá trình kết tủa, lắng và tái nhiễm môi trường.
Ví dụ: ở các thuỷ vực nơi dự trữ nước tưới tiêu cho nông nghiệp ở vùng núi, cao nguyên, đặt tính được lựa chọn là kim loại nặng trong đó có đồng. Đồng là kim loại rất quan trọng trong hoạt động sinh trưởng của tế bào. Nhưng khi ở nồng độ cao, nó lại gây hại đối với tế bào và cơ thể như phá vỡ tính toàn vẹn của màng tế bào, tương tác với nucleic acid, tác động vào hệ thống chuyển hoá chất và năng lượng, thay đổi đặc tính của enzyme dẫn đến rối loạn chức năng của tế bào. Một số vi sinh vật có khả năng xử lí đồng trong đất, nước bị ô nhiễm như Pseudomonas stutzeri, Clostridium difficile, Bacillus subtilis, Streptomyces coelicolor, Desulfovibrio vulgaris, Candida tropicalis, Rhodotorula mucilaginosa.
? DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM 1. Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm nguồn nước? 2. Trong quá trình xử lí ô nhiễm bằng vi sinh vật, cần kết hợp những phương pháp nào? 3. Trình bày ưu điểm của phương pháp cố định vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm. |
III – CÔNG NGHỆ THU NHẬN KHÍ SINH HỌC
Khí sinh học (biogas) là một sản phẩm thu được từ quá trình ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường, có tác dụng sinh năng lượng phục vụ đời sống của con người. Khí sinh học được sinh ra do vi sinh vật biến đổi các chất hữu cơ trong điều kiện kị khí. Sản phẩm khí của quá trình phân huỷ này được gọi là khí sinh học bao gồm khoảng 58% đến 75% khí methane (CH4), 25% đến 42% khí CO2, một lượng rất nhỏ H2S và hơi nước. Quy trình sản xuất khí sinh học bao gồm bốn nhóm phân ứng sinh hoá học được thực hiện bởi các vi sinh vật khác nhau thể hiện trong bảng sau:
Bảng 11. Các nhóm phản ứng trong sản xuất khí sinh học
Nhóm phản ứng | Nội dung |
Phản ứng thuỷ phân | Các chất hữu cơ như sinh khối thực vật, chất thải động vật được phân huỷ thành các hợp chất hữu cơ đơn giản (đường, amino acid,...) bởi các enzyme do vi sinh vật sinh ra. |
Phản ứng acid hoá cơ chất | Các chất hữu cơ được tạo thành từ quá trình thuỷ phân được vi sinh vật lên men, sản phẩm tạo ra có thể là các acid hữu cơ, ethanol, H2 và CO2. |
Phản ứng tạo acetic acid | Các acid hữu cơ và ethanol được tạo thành từ bước trên được chuyển hoá thành acetic acid, H2 và CO2, là nguyên liệu biến của quá trình tổng hợp khí methane. |
Phản ứng tạo methane | CO2, H2, acetic acid, ethanol,... được vi sinh vật sinh methane sử dụng và tạo thành khí methane. Các vi sinh vật sinh methane sinh trưởng và sinh sản với tốc độ chậm. |
Trong thực tế, quá trình tạo khí sinh học được thực hiện trong bể với các thành phần chất thải hữu cơ được nghiền nhỏ, phân huỷ kị khí. Bể có đầu vào và đầu ra để đảm bảo nước trong bể luôn ổn định ở mức nhất định, có nồng độ chất thải. Nước và bùn thải sau quá trình phân hủy được sử dụng làm phân bón cây trồng. Khí sinh học có thể được sử dụng để đun trực tiếp, nén, hoá lỏng hoặc chuyển hoá thành điện năng. Từ 10 kg sinh khối phụ phẩm có thể tạo ra khoảng 3 kWh điện hoặc 4 kWh nhiệt. Với công nghệ tạo khí biogas, vi sinh vật đã giúp con người giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải hữu cơ rắn, xử lí ô nhiễm nước, đồng thời làm tăng giá trị của sản xuất nông nghiệp.
(Trang 69)
Hình 11.3. Sơ đồ bể tạo khí sinh học (hầm biogas)
? DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM 1. Khí sinh học là gì? 2. Khí sinh học có thể được hình thành trong điều kiện nào? 3. Nêu ví dụ về vi sinh vật có khả năng tạo khí sinh học. 4. Phân tích ưu điểm của công nghệ tạo khí sinh học bởi vi sinh vật. |
IV – CÔNG NGHỆ XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN
Chất thải rắn có nhiều nguồn gốc và nhiều thành phần khác nhau. Do vậy, để quá trình xử lí được hiệu quả, phân loại chất thải là bước đầu tiên và quan trọng. Các chất thải là kim loại, nhựa, sành sứ, thuỷ tinh,... không có khả năng hoặc bị phân huỷ sinh học rất chậm, cần được tách khỏi các chất thải hữu cơ (H 11.4).
Hình 11.4. Phân loại chất thải
(Trang 70)
Các chất thải hữu cơ dễ dàng được phân giải, do đó được xử lí thành phân bón sinh học, khí biogas hoặc các sản phẩm khác. Ngoài phương pháp xử lí phổ biến là tạo biogas còn có một phương pháp khác là ủ phân hữu cơ. Quy trình công nghệ ủ phân hữu cơ được diễn ra theo sơ đồ hình 11.5.
Hình 11.5. Quy trình ủ phân hữu cơ
Tách chất thải hữu cơ khỏi các chất thải khác
Tập trung chất thải hữu cơ
Vận chuyển tới nơi xử lí/ủ
Đi qua máy cắt nhỏ
Bổ sung gỗ vụn, bùn hoạt tính
Trộn đều
Ủ trong điều kiện hiếu khí
Ủ lại nếu chưa đạt yêu cầu
Kiểm tra sản phẩm
Phân bón
Ủ phân hữu cơ trong điều kiện hiếu khí là một quá trình điển hình của xử lí chất thải hữu cơ thành sản phẩm phân bón. Quần thể vi sinh vật trong quá trình ủ phân hữu cơ biến đổi phức tạp do sự đa dạng nguồn cơ chất, sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, pH, các chất trao đổi trong quá trình ủ. Nhiệt độ là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới quần thể vi sinh vật trong đống ủ. Trong quá trình ủ, nhiệt độ đống ủ cao dần do nhiệt được sản sinh trong hô hấp hiếu khí của vi sinh vật và được tích tụ lại. Nhiệt độ của đống ủ tăng là nhân tố kìm hãm sự sinh sản của một số vi sinh vật không chịu nhiệt. Khi không khí được cung cấp đầy đủ và đều đặn, nhiệt độ thích hợp tiếp tục duy trì, quần thể vi sinh vật chịu nhiệt sinh trưởng và sinh sản mạnh, quá trình chuyển hoá sẽ nhanh hơn.
Trong quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ trong đống ủ, các vi sinh vật đã được chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm vi sinh vật ưa ấm: sinh trưởng và sinh sản tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 ℃ đến 40 ℃. Ở giai đoạn này, nấm men, nấm mốc và các vi khuẩn sinh acid thường có sẵn trong chất thải hữu cơ với mật độ khoảng 10⁷ colony forming unit (CFU)/g đến 10⁸ CFU/g, sinh trưởng và sinh sản mạnh. Quá trình sinh trưởng và sinh sản của nhóm vi sinh vật ưa ấm này giải phóng nhiệt, làm cho đống ủ nóng lên. Nhiệt độ trên 40 ℃ ủ che sinh trưởng của nhóm vi sinh vật ưa ấm và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm vi sinh vật chịu nhiệt. Ở giai đoạn cuối của quá trình phân huỷ, khi nhiệt độ đống ủ giảm xuống, các vi sinh vật ưa ẩm sinh trưởng mạnh trở lại, góp phần phân huỷ sản phẩm phân huỷ, khoáng hoá các hợp chất.
Hình 11.6. Đồ thị biểu diễn tương quan giữa thời gian và nhiệt độ trong quá trình ủ phân hữu cơ
Nhiệt độ (°C)
Làm sạch đống ủ
Nóng dần
Phân huỷ sinh hoc
Nhiệt độ giảm dần
Giai đoạn tác động của nhiệt độ
Thời gian (ngày)
- Nhóm vi sinh vật chịu nhiệt: sinh trưởng và sinh sản tốt nhất ở nhiệt độ từ 40 ℃ đến 60 ℃. Khi nhóm vi sinh vật ưa ấm giảm số lượng nhanh chóng và biến mất do nhiệt độ đống ủ đã vượt quá nhiệt độ phù hợp của chúng, nhóm vi sinh vật chịu nhiệt tăng nhanh về số lượng, đạt số lượng 108 CFU/g đến 10⁹ CFU/g. Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật chịu nhiệt tốt, sinh trưởng thường chậm hơn so với nấm và vi khuẩn ưa ẩm. Một số vi khuẩn chịu nhiệt cũng tăng về số lượng và thành phần, một số loài phổ biến như Aspergillus fumigatus, Bacillus aerius, Thermomoyces lanuginosus.
- Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt: sinh trưởng và sinh sản tốt nhất ở nhiệt độ từ 60℃ đến 80℃. Số lượng loài không nhiều nhưng mật độ vi sinh vật ưa nhiệt trong đống ủ có thể lên tới 109 CFU/g đến 1010 CFU/g. Một số loài vi sinh vật ưa nhiệt điển hình trong đống ủ như Thermoa thermophilus, Bacillus schlegelii.
Như vậy, trong quá trình ủ phân hữu cơ, dầu dến, các vi sinh vật ưa ẩm sử dụng các nguồn dưỡng tự do sản có để sinh trưởng và sinh sản, sau đó chúng thuỷ phân cơ chất bằng các enzyme. Quá trình sinh trưởng vi sinh sản của chúng đã tạo ra một lượng nhiệt lớn làm cho nhiệt độ của đống ủ tăng lên. Lần lượt các vi sinh vật chịu nhiệt, các vi sinh vật ưa nhiệt xuất hiện, sinh trưởng và sinh sản, sử dụng hợp chất hữu cơ trong chất thải chuyển hoá thành sinh khối của chính vi sinh vật và tạo các chất trao đổi trung gian như mùn, các chất có hoạt tính sinh học, chuyển hoàn toàn chất thải thành sản phẩm phân bón hữu ích.
? DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM 1. Theo em, để ứng dụng vi sinh vật trong phân huỷ rác thải sinh hoạt, trước hết cần phải làm gì? 2. Kể tên một số sản phẩm từ quá trình xử lí rác thải hữu cơ rắn bằng công nghệ vi sinh vật. 3. Tại sao trong quá trình ủ phân hữu cơ, nhiệt độ có thể lên tới trên 60 °C nhưng vẫn còn nhiều vi sinh vật sinh trưởng và sinh sản? |
(Trang 72)
EM CÓ BIẾT Mặc dù khí sinh học đã được biết tới và sử dụng để làm ẩm nước tắm bởi người Assyrians từ 3 000 năm trước nhưng mãi tới thế kỉ XVII, nhà hoá học và sinh lí học Ian Baptist van Helmont mới phát hiện ra khí được tạo ra từ hợp chất hữu cơ thể cháy và thuật ngữ “gas” được sử dụng trong khoa học. Quá trình chuyển hoá sinh học các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên thành khí sinh học (biogas) luôn luôn xảy ra. Những bể phân ứng quy mô gia đình hay quy mô công nghiệp có vai trò đẩy nhanh và chủ động các quá trình phân huỷ này. Ngày nay, các bể khí sinh học công nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc xử lí rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường nước và không khí, cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động của con người. Thuỵ Điển là quốc gia sử dụng nhiều biogas nhất cho phương tiện giao thông và có mục tiêu hướng đến sử dụng 100% năng lượng vận tải là biogas. |
KIẾN THỨC CỐT LÕI
|
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Em hãy tìm hiểu và kể tên một số vi sinh vật có khả năng xử lí sự cố tràn dầu. 2. Tại sao trong quá trình xử lí ô nhiễm môi trường đất bằng vi sinh vật, người ta thường bổ sung thêm một số nguồn dinh dưỡng N, P, O2,....? 3. Em hãy tìm hiểu và kể tên một số vi sinh vật có khả năng phân huỷ dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nước thải nông nghiệp. 4. Nêu các lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong sản xuất khí sinh học. 5. Dựa vào thông tin về quy trình ủ phân hữu cơ, kết hợp quan sát sơ đồ hình 11.5, em hãy chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm có thể có của quá trình xử lí chất thải hữu cơ trong điều kiện hiếu khí theo sơ đồ đó. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn