Nội Dung Chính
(Trang 52)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thực hiện được dự án tìm hiểu về ứng dụng enzyme.
Vào những năm 90 của thế kỉ XX, khi những viên kẹo đủ màu sắc chua chưa xuất hiện thì trẻ em thường mê mẩn với những miếng mạch nha ngọt ngào. Hiện nay, mạch nha vẫn là nguyên liệu quen thuộc trong chế biến và pha chế. Mạch nha là tên gọi của một loại mật dẻo được sản xuất từ nấm mốc (lúa mạch, lúa mì, yến mạch, đại mạch, lúa nếp...). Mạch nha có độ dẻo nhưng không ngọt vị ngọt mía, mùi vị đậm, thơm ngon. Đặc biệt, mạch nha có tính ngọt tự nhiên nên thường được sử dụng để thay thế đường trong việc làm bánh kẹo, nấu chè, chế biến các món ăn hoặc thức uống. Vậy mạch nha được sản xuất từ mầm ngũ cốc như thế nào? |
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
I - LẬP KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm dự kiến
a) Mục tiêu
Xác định được những lĩnh vực ứng dụng công nghệ enzyme và cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ enzyme:
- Trong công nghiệp thực phẩm.
- Trong y – dược.
- Trong kĩ thuật di truyền.
- Triển vọng trong tương lai.
b) Nhiệm vụ
Tìm hiểu một số sản phẩm ứng dụng enzyme trong thực tiễn:
- Trong công nghiệp thực phẩm.
- Trong y – dược.
- Trong kĩ thuật di truyền.
c) Sản phẩm dự kiến
- Bản mô tả các sản phẩm ứng dụng công nghệ enzyme: cơ sở khoa học, quy trình sản xuất.
- Ví dụ về quy trình sản xuất một sản phẩm ứng dụng công nghệ enzyme.
2. Lựa chọn chủ đề của dự án
Lựa chọn một trong số các chủ đề sau để thực hiện dự án:
- Tìm hiểu quy trình sản xuất mạch nha từ lúa nếp.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất chất tẩy rửa từ rác thải thực vật trong nhà bếp.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất sữa chua, lên men rau củ quả.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất nước ép trái cây có cà....
3. Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ
- Phân công nhiệm vụ cho cá nhân/nhóm.
- Dự án được thực hiện ở đâu?
- Cần sử dụng phương tiện, công cụ hỗ trợ nào?
- Thời gian hoàn thành dự án là bao lâu?
- Sản phẩm hoàn thành phải đạt được tiêu chí nào?
II – THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Thu thập thông tin
Thu thập thông tin qua nhiều kênh như:
- Thầy cô và các bạn trong nhóm.
- Sách, báo, tạp chí, internet, phim tư liệu,...
- Thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn,..
(Trang 53)
2. Xử lí thông tin
Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích số liệu, trình bày kết quả dạng bảng, biểu đồ, đồ thị,...
3. Thảo luận
Thường xuyên thảo luận, trao đổi, nhận xét, đánh giá để chia sẻ dữ liệu, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và không bị chệch hướng.
III – BÁO CÁO KẾT QUẢ
1. Xây dựng sản phẩm
Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng.
Lựa chọn hình thức sản phẩm để trình bày.
2. Trình bày sản phẩm
Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình, tập san tranh ảnh, vật thật, mô hình,...
3. Đánh giá dự án
Sản phẩm dự án phải thể hiện được các tiêu chí đánh giá được đưa ra ban đầu.
B. VÍ DỤ/BÀI TẬP
I – VÍ DỤ: SẢN XUẤT MẠCH NHA TỪ LÚA NẾP
1. Chuẩn bị
Nguyên liệu: Hạt lúa nếp, gạo nếp, nước lọc.
Dụng cụ: Chậu, muôi thủng lỗ, rổ, mâm, vải tối màu, khay nhựa, nồi nấu, đũa, kéo.
2. Cách tiến hành
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Chọn hạt lúa nếp chắc, thơm.
- Chọn gạo nếp thơm, hạt trắng, đều màu (H 8.1).
Hình 8.1. Hạt gạo nếp
Bước 2. Ủ mầm lúa
Cho hạt lúa vào chậu, đổ ngập nước, thay nước sau mỗi 6 giờ, ngâm trong 24 giờ.
Sau 24 giờ, đổ hạt lúa ra rổ, dàn đều, đặt vào khay và phủ bằng khăn mỏng tối màu, sau đó ủ một ngày cho hạt lúa nảy mầm (H 8.2).
Hình 8.2. Hạt lúa nảy mầm
Bước 3. Thu mầm lúa
- Chuẩn bị hai khay nhựa, rải đều mầm lúa vào hai khay, đậy tấm vải mỏng tối màu và ủ trong khoảng 5 ngày, cứ sau mỗi 8 giờ mở khăn và vẩy nước đều vào khay để duy trì độ ẩm.
- Mầm lúa sau khoảng 5 ngày sẽ có màu vàng nhạt, cao từ 5 cm đến 7 cm (H 8.3). Lấy mầm lúa ra rồi tách nhỏ, dàn đều mầm.
- Đem phơi mầm lúa dưới nắng từ 2 ngày đến 3 ngày hoặc sấy ở điều kiện nhiệt độ phòng cho mầm lúa khô lại. Sau đó dùng kéo cắt mầm khô thành từng khúc nhỏ khoảng 1 cm hoặc nhỏ.
Hình 8.3. Mầm lúa sau 5 ngày ủ
Bước 4. Chuẩn bị môi trường
Nấu gạo nếp thành cơm (H 8.4).
Hình 8.4. Dùng cơm nếp làm môi trường
Bước 5. Trộn mầm lúa với cơm nếp
Lấy cơm nếp đã chín sang một chiếc nồi khác, trộn cơm với mầm lúa theo tỉ lệ 5 cơm nếp : 1 mầm lúa rồi đảo thật đều (H 8.5). Sau đó, đổ thêm nước đun sôi vào nồi (lượng nước gấp đôi hỗn hợp cơm nếp và mầm lúa) rồi trộn đều.
Hình 8.5. Trộn mầm lúa với cơm nếp
(Trang 54)
Bước 6. Ủ hỗn hợp mầm lúa và cơm nếp
Lấy hỗn hợp đã trộn đều cho vào nồi lớn, dàn phẳng, đậy kín và đem ủ trong chảo hoặc tủ ấm từ 13 giờ đến 15 giờ (H 8.6).
Hình 8.6. Ủ hỗn hợp mầm lúa và cơm nếp
Bước 7. Nấu đường mạch nha
- Sau khi ủ hỗn hợp mầm lúa và cơm nếp đủ thời gian, lấy hỗn hợp ra lọc lấy dịch chiết và loại bỏ bã.
- Đun sôi dịch chiết, hạ lửa nhỏ sau khi sôi, đun hỗn hợp đến khi sánh lại, không còn nhìn thấy hơi nước bốc lên và thấy độ dẻo khi khuấy là sản phẩm đạt yêu cầu (H 8.7).
Hình 8.7. Thành phẩm mạch nha
3. Thu hoạch
1. Hãy cho biết cơ sở khoa học của việc sản xuất mạch nha và những lưu ý khi thực hiện các bước của quy trình này.
2. Hãy giới thiệu mạch nha thành phẩm với các nhóm khác (có thể lựa chọn hình thức giới thiệu là làm một poster hay tập san với các nội dung: Hình ảnh sản phẩm mạch nha thu được, mùi vị sản phẩm, quy trình tạo ra sản phẩm, ứng dụng sản phẩm trong thực tiễn).
II – THỰC HIỆN DỰ ÁN
Tìm hiểu và đề xuất quy trình sản xuất chất tẩy rửa từ rác thải thực vật trong nhà bếp.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn