Bài 6: Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Enzyme | Chuyên đề học tập Sinh học 10 | Chuyên Đề 2: Công Nghệ Enzyme Và Ứng Dụng - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Sinh học 10 - Bài 6: Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Enzyme - Tuyển chọn, lên men, thu nhận, tinh chế và bào chế công nghiệp.


(Trang 35)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzyme.
  • Lấy được một số ví dụ minh hoạ quy trình sản xuất enzyme.
Trong đời sống, nhiều ngành sản xuất ứng dụng công nghệ enzyme với quy mô lớn như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt, mĩ phẩm,... Với quy mô sản xuất lớn phải cần một lượng lớn enzyme. Vậy enzyme được dùng trong các ngành sản xuất có nguồn gốc từ đâu và quy trình để tạo ra các enzyme tinh sạch được tiến hành như thế nào?

I – QUY TRÌNH TỔNG QUÁT

Enzyme là protein có trong cơ thể sống, vì vậy, rất dễ mất hoạt tính sinh học khi bị tách khỏi tế bào và cơ thể. Trong sản xuất chế phẩm enzyme, việc giữ được hoạt tính enzyme là một trong những yêu cầu hàng đầu. Điều chế enzyme bằng phương pháp hoá học với số lượng lớn rất khó khăn và tốn kém nên chúng thường được thu nhận từ các nguồn sinh vật. Quy trình sản xuất enzyme từ nguồn sinh vật được trình bày trong hình 6.1.

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-0

Hình 6.1. Quy trình sản xuất enzyme

Tạo nguồn thu enzyme -> Tách chiết enzyme -> Tạo chế phẩm enzyme)

Thông thường, qua mỗi công đoạn sản xuất enzyme thì một phần hàm lượng cũng như hoạt tính của enzyme bị mất đi, giá thành cao lên do chi phí thiết bị, nguyên liệu,... Vậy làm thế nào để sản xuất được enzyme vừa đảm bảo yếu tố kinh tế, vừa đảm bảo chất lượng?

1. Giai đoạn 1: Tạo nguồn thu enzyme

Bước 1. Chọn nguồn nguyên liệu cung cấp enzyme

Enzyme có trong tất cả các cơ quan, mô của động vật và thực vật cũng như có trong tế bào vi sinh vật. Để thu được lượng enzyme đáp ứng yêu cầu về số lượng và giá thành thì nguồn cung cấp phải chứa một lượng lớn enzyme, cho phép thu enzyme với hiệu suất cao và dễ dàng tinh sạch. Hiện nay, nguồn thu enzyme chủ yếu trên thế giới và nước ta là từ vi sinh vật.

(Trang 36)

Dùng vi sinh vật làm nguồn nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm enzyme có nhiều ưu điểm nổi bật so với nguồn nguyên liệu từ động vật, thực vật. Vi sinh vật có đặc điểm như chu kì sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, con người có thể chủ động nuôi cấy vi sinh vật trong điều kiện nhân tạo với chi phí thấp, sản xuất được enzyme với khối lượng lớn.

Bảng 6.1. Một số enzyme có nguồn gốc từ các nhóm sinh vật

Nguồn enzyme Tên enzyme
Động vật Catalase (gan); rennin (dạ dày bê); chymotrypsin, lipase, trypsin (tuy)
Thực vật  Actinidin (quå kiwi); bromelain (quå dứa); papain (quả đu đủ); amylase, glucanase (mầm đại mạch) 
Vi khuẩn Asparaginase (E. coli); amylase, glucose isomerase, penicillin amidase, protease (Bacillus
Nấm Cellulase (Tricloderma); lipase (Rhizopus); rennin (Mucor miehei); dextranase (Penicillium); amylase, aminoacylase, catalase, glucoamylase, glucosidase, lactase, pectinase, protease (Aspergillus
Lipase (Candida); lactase (Kluyveromyces); invertase, raffinase (Saccharomyces)

Bước 2. Nuôi cấy vi sinh vật được lựa chọn

Thông thường, vi sinh vật chỉ sản xuất ra một lượng enzyme đủ để chúng sử dụng. Do đó, để thu được nguồn enzyme lớn cần phải nuôi cấy chúng trong điều kiện môi trường đặc biệt, khi đó hàm lượng enzyme mới tăng lên đáng kể.

Có hai phương pháp nuôi cấy vi sinh vật để thu enzyme là phương pháp nổi (phương pháp bề mặt) và phương pháp chìm (phương pháp bề sâu).

Trong phương pháp nổi, vi sinh vật phát triển và bao phủ trên bề mặt các chất dinh dưỡng rắn đã được làm ẩm và vô trùng, chế phẩm chứa enzyme thu được ở dạng thô (rắn).

Trong phương pháp chìm, vi sinh vật được phát triển trong môi trường lỏng được sục khí và khuấy đảo liên tục, chế phẩm chứa enzyme thu được ở dạng thô (lỏng). Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế nhất định. Phương pháp nổi cho phép thu được hàm lượng enzyme cao nhưng các giai đoạn khó tự động hoá. Phương pháp chìm thu được hàm lượng enzyme thấp nhưng lại dễ sản xuất theo quy trình tự động hoá.

2. Giai đoạn 2: Tách chiết enzyme

Bước 1. Phá vỡ cấu trúc tế bào

Enzyme thường tồn tại bên trong tế bào chất và các bào quan của tế bào (enzyme nội bào) nhưng cũng có thể được sinh vật tiết ra môi trường sống (enzyme ngoại bào). Enzyme ở vi sinh vật là enzyme ngoại bào. Đối với enzyme nội bào, bước đầu tiên trong quy trình thu enzyme là phá vỡ cấu trúc của các tế bào chứa enzyme. Có thể phá vỡ cấu trúc tế bào bằng biện pháp cơ học như nghiền với bột thuỷ tinh hoặc cát thạch anh,... Đối với tế bào thực vật, để phá vỡ cấu trúc tế bào hiệu quả, nên làm nhỏ mẫu và để vào ngăn đá hoặc ngăn đông lạnh trước. Thực hiện phương pháp thuỷ nhiệt để đông – giảm đông; các vi sinh vật ưa ẩm sinh trưởng mạnh trở lại, góp phần phá vỡ nhau. Enzyme trong đó có khả năng xúc tác chuyển hoá do các liên kết. Ngoài ra, để tách được enzyme trong bào quan của tế bào, người ta còn sử dụng các yếu tố lí vật lí và hoá học khác nhau như sóng siêu âm, các dung môi hữu cơ như butanol, acetone, glycerin, chất tẩy rửa.

(Trang 37)

Bước 2. Tách chiết enzyme

Sau khi phá vỡ tế bào và các bào quan, enzyme được tách chiết bằng nước cất, các dung dịch đệm thích hợp hoặc môi trường tinh. Ở bước này, người ta thường chiết rút và kết tủa enzyme ở nhiệt độ khoảng 3 °C đến 5 °C, quá trình chiết rút được thực hiện với thao tác rất nhanh. Tùy vào phương pháp chiết rút enzyme mà có thể lựa chọn một số loại hoá chất với nồng độ phù hợp như NaCl, ZnCl, CaCl. Nếu mẫu là mô động vật hoặc mô thực vật, có thể thêm chất khử để loại màu như màu xanh của chlorophyll, màu đỏ của hemoglobin trong hồng cầu.

Sau khi tách chiết enzyme, chế phẩm thu được vẫn còn lẫn những chất khác như các protein không phải enzyme, nước và các thành phần khác của tế bào. Người ta chuyển qua giai đoạn thẩm tích dịch chiết.

Khi cần tách và làm sạch một enzyme nào đó, cần chọn và phối hợp các phương pháp khác nhau như phương pháp làm kết tủa enzyme, phương pháp hấp phụ chọn lọc, phương pháp sắc kí để xác định phương pháp phù hợp nhất. Enzyme tinh khiết có hoạt tính cao hơn nhiều so với chế phẩm khi tách chiết thô. Do quá trình làm sạch rất khắt khe và tốn kém nên enzyme tinh khiết chỉ được dùng trong y học và nghiên cứu enzyme.

3. Giai đoạn 3: Tạo chế phẩm enzyme

Enzyme sau khi được tinh sạch và cô đặc cần được lưu giữ trong điều kiện phù hợp để đảm bảo hoạt tính của enzyme không bị biến tính trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng. Chìa khoá để duy trì hoạt tính của enzyme chính là duy trì ở định hướng không gian ba chiều đặc trưng của nó. Enzyme ở dạng rắn thường ổn định hơn ở dạng dung dịch. Bột enzyme thường được tạo ra bằng phương pháp đông khô, chúng được trộn với các vật liệu trơ như tinh bột, lactose, carboxymethyl cellulose,... để bảo vệ enzyme trong suốt quá trình sấy.

Chế phẩm enzyme có nhiều dạng khác nhau như dạng dung dịch, dạng huyền phù, dạng bột khô, dạng viên nén. Enzyme dạng dung dịch hay huyền phù có nhược điểm là rất khó bảo quản, do đó người ta thường dùng chúng vào dung dịch các chất bảo quản. Bên cạnh đó, khi sử dụng, người ta cũng phải giữ nó trong điều kiện nhiệt độ nhất định, không được bảo quản ở nhiệt độ cao. Enzyme ở dạng bột khô hoặc ở dạng viên nhỏ có ưu điểm là thuận tiện trong việc vận chuyển và khả năng bảo quản rất lâu.

(Trang 38)

? DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

1. Trong sản xuất chế phẩm enzyme, người ta thường lựa chọn đối tượng nào làm nguồn cung cấp chính? Hãy nêu một số lí do sử dụng nguồn cung cấp đó.

2. Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng enzyme thu được khi nuôi cấy vi sinh vật.

3. Hãy nêu những lưu ý quan trọng khi thực hiện tách chiết enzyme.

II – QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ THU NHẬN MỘT SỐ ENZYME

1. Quy trình sản xuất enzyme amylase theo phương pháp nuôi cấy nổi

Amylase là một nhóm enzyme rất phổ biến trong thế giới sinh vật. Các enzyme này thuộc hệ enzyme thuỷ phân, xúc tác phân giải liên kết nội phân tử trong nhóm polysaccharide. Để sản xuất các enzyme này, người ta cũng tiến hành các bước của quy trình sản xuất chung (H 6.2).

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-1

Hình 6.2. Sơ đồ quy trình sản xuất enzyme amylase

Chọn và nuôi cấy nấm Aspergillus oryzae trên môi trường cám mì -> Kết tủa amylase -> Tách chiết bằng nước -> Sấy kết tủa amylase -> Thẩm tích dịch chiết -> Chế phẩm amylase

Nấm mốc Aspergillus oryzae chứa nhiều enzyme thuỷ phân nội bào và ngoại bào (amylase, glucoamylase, protease, pectinase, xylanase, hemicellulase,...). Loại nấm mốc này thường xuất hiện ở các kho nguyên liệu, trong các thùng đựng cám, gạo... để lâu và bị ẩm; trong bã bia, bã rượu, bã sắn, lõi ngô,... Chúng được dùng làm nguồn thu trong quy trình sản xuất ra các loại enzyme trên môi trường lên men nổi hoặc lên men chìm. Tuy nhiên, Aspergillus oryzae sẽ sinh ra nhiều enzyme hơn trong môi trường lên men nổi.

Chủng nấm mốc Aspergillus oryzae được nuôi cấy trên cám mì, sau đó thu dịch chiết bằng nước và thẩm tích dịch chiết, dùng ethanol 65% đến 70% hoặc acetone 60% trong môi trường pH khoảng 5,5 đến 5,6 để kết tủa dịch amylase, li tâm và sấy kết tủa sẽ thu được chế phẩm enzyme, có thể nghiên nhỏ đem bảo quản và sử dụng.

(Trang 39)

2. Quy trình sản xuất enzyme protease theo phương pháp nuôi cấy chìm

Protease là nhóm enzyme có khả năng cắt đứt liên kết peptide trong phân tử protein, một số enzyme thuộc nhóm này như pepsin, trypsin, papain, bromelain. Môi trường dùng trong sản xuất protease đối với phương pháp nuôi cấy chìm là rỉ đường, nguồn thu enzyme là nấm mốc hoặc vi khuẩn. Người ta thường dùng nấm mốc Aspergillus niger có khả năng tổng hợp enzyme như amylase, protease, cellulase, lipase. Các giai đoạn trong quy trình sản xuất enzyme protease được trình bày trong hình 6.3.

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-2

Hình 6.3. Sơ đồ quy trình sản xuất enzyme protease

Rỉ đường

Hấp thanh trùng

Trộn vi sinh vật

Aspergillus niger

Nuôi cấy

Chế phẩm thô

Đem sử dụng / Bã

Sử dụng trong chăn nuôi

Nghiền, lọc

Cồn

Kết tủa protease

Sấy kết tủa

Thu nhận chế phẩm protease

3. Quy trình sản xuất enzyme protease tái tổ hợp

Sản xuất enzyme protease từ vi sinh vật bằng phương pháp nuôi cấy chìm chưa đáp ứng được việc mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng nhóm enzyme này trong đời sống. Việc nghiên cứu cải thiện hoạt tính và khả năng tổng hợp protease để sản xuất một lượng lớn enzyme này là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Công nghệ DNA tái tổ hợp và kĩ thuật nuôi cấy vi sinh vật là cơ sở để sản xuất nhiều loại protein tái tổ hợp như vaccine, hormone và enzyme.

(Trang 40)

Quy trình sản xuất enzyme protease tái tổ hợp trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi kĩ thuật cao, nghiêm ngặt hơn quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống.

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-3

Hình 6.4. Quy trình sản xuất enzyme protesase tái tổ hợp

Bước 1. Lựa chọn phân lập chủng vi sinh vật cho enzyme protease có hoạt tính tốt nhất

Bước 2. Xác định gene mã hoá tổng hợp enzyme protease

Bước 3. Tạo vector tái tổ hợp

Bước 4. Biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào chủ

Bước 5. Sàng lọc dòng tế bào mang vector tái tổ hợp

Bước 6. Lên men để thu sản phẩm

Bước 7. Tách chiết tinh sạch thu chế phẩm enzyme protease tái tổ hợp

4. Quy trình thu nhận enzyme urease

Urease là enzyme thuỷ phân urea, được ứng dụng nhiều trong sản xuất và đời sống. Để thu enzyme urease, người ta có thể dùng nguyên liệu là vi sinh vật hay thực vật như đậu nành, đậu rựa (H 6.5). Trong hạt đậu rựa có tới 20% chất khô là urease, do đó, đây là nguồn nguyên liệu khả thi trong thu nhận loại enzyme này.

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-4

Hình 6.5: Cây đậu rựa (Canavalia gladiata)

Trong thu nhận urease, bước đầu tiên người ta xử lí hạt nghiền trong dung dịch HCl 0,4% có thể thêm chất tạo phức hữu cơ. Sau đó quay li tâm tách lấy dịch chiết thô. Đem dịch chiết xử lí nhiệt (nâng nhanh đến 60 °C, giữ trong 30 phút) rồi đem li tâm tách bỏ cặn kết tủa.

(Trang 41)

Dịch li tâm được lọc qua màng siêu lọc để loại bỏ peptide và polypeptide có trọng lượng nhỏ thu được siêu dịch lọc. Dùng acetone lạnh (tỉ lệ giữa acetone và dịch lọc là 1 : 1) để kết tủa dịch lọc, tiếp tục li tâm để tách kết tủa. Tiếp đó, chạy sắc kí trao đổi ion, phần đoạn chứa enzyme được sấy thăng hoa thu được chế phẩm urease có hoạt tính cao gấp 25 lần so với dịch chiết thô.

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-5

Hình 6.6. Sơ đồ quy trình thu nhận enzyme urease

Nghiền hạt đậu rựa trong dung dịch HCl

Dịch chiết thô

Li tâm

Xử lí nhiệt, li tâm 

Siêu dịch lọc

Màng siêu lọc

Siêu dịch lọc 

Kết tủa bằng acetone

Kết tủa urease

Hoà tan kết tủa, chạy sắc kí ion

Sấy thăng hoa

Chế phẩm urease

? DỪNG LẠI VÀ SUY NGẪM

Sản xuất enzyme protease tái tổ hợp có ưu điểm gì so với sản xuất protease bằng phương pháp nuôi cấy chìm? Giải thích.

(Trang 42)

KIẾN THỨC CỐT LÕI

Quy trình công nghệ sản xuất enzyme trải qua nhiều công đoạn để thu được chế phẩm enzyme đảm bảo chất lượng và hiệu quả về kinh tế.

hinh-anh-bai-6-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-enzyme-13227-6

Chọn nguồn nguyên liệu cung cấp enzyme (vi sinh vật hoặc mô động vật, thực vật).

Nuôi cấy nguồn nguyên liệu được chọn.

Tạo nguồn thu enzyme

Phá vỡ cấu trúc tế bào (nếu nguồn thu từ động vật, thực vật).

Tách chiết enzyme.

Tách chiết enzyme

Enzyme sau khi được tinh sạch và cô đặc được thu thành chế phẩm ở các dạng khác nhau (dung dịch, dạng bột, dạng viên,...).

Tạo chế phẩm enzyme

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Chìa khoá để duy trì hoạt tính xúc tác của enzyme là gì? Nêu cách thức bảo quản chế phẩm enzyme.

2. Từ quy trình thu nhận enzyme urease trong hình 6.6, hãy tìm hiểu và đề xuất quy trình thu nhận enzyme bromelain và papain từ thực vật.

 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 6: Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Enzyme | Chuyên đề học tập Sinh học 10 | Chuyên Đề 2: Công Nghệ Enzyme Và Ứng Dụng - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Chuyên đề học tập Toán 10

Chuyên đề học tập Vật lí 10

Chuyên đề học tập Ngữ văn 10

Chuyên đề học tập Hóa học 10

Chuyên đề học tập Sinh học 10

Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Chuyên đề học tập Địa lí 10

Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10

Chuyên đề học tập Âm nhạc 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Công nghệ trồng trọt)

Chuyên đề học tập Mĩ thuật 10

Chuyên đề học tập Công nghệ 10 (Thiết kế và Công nghệ)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng khoa học máy tính)

Chuyên đề học tập Tin học 10 (Định hướng tin học ứng dụng)

Vật Lí 10

Hóa học 10

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Công nghệ trồng trọt 10

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.