Nội Dung Chính
(Trang 121)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc của bánh xe và hệ thống treo. - Nhận biết được một số nội dung cơ bản về sử dụng và bảo dưỡng bánh xe và hệ thống treo. |
Hình 23.1
Hình 23.1 minh hoạ bánh xe và hệ thống treo ô tô. Em hãy cho biết giải pháp để giảm xóc cho người và hàng hoá khi ô tô chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng.
I - BÁNH XE Ô TÔ
Bánh xe là bộ phận của ô tô tiếp xúc với mặt đường để đỡ toàn bộ trọng lượng của xe và tiếp nhận các phản lực của mặt đường tác dụng lên xe, giúp cho xe chuyển động được an toàn.
Cấu tạo của bánh xe (Hình 23.2) bao gồm: vành (liền đĩa) (1), lốp (2), van khí (3) và có thể có săm.
Khám phá
- Hãy kể tên các bộ phận chính của bánh xe. - Vì sao lốp có thể giữ nguyên vị trí đối với vành bánh xe? |
Hình 23.4. Lốp xe ô tô
(Trang 122)
Trên ô tô con, vành được chế tạo (đúc) bằng hợp kim nhôm liền với đĩa thành một khối như trên Hình 23.3.a. Trên ô tô tải và ô tô chở khách, vành được chế tạo rời bằng thép và được hàn với đĩa thành một khối (Hình 23.3.b).
Lốp được chế tạo từ cao su và có cấu tạo gồm nhiều lớp khá phức tạp (Hình 23.4). Các lớp sợi mành giúp tăng khả năng chịu lực của lốp. Tanh lốp giúp lốp xe lắp được vào lòng vành bánh xe. Lớp hoa lốp ở mặt ngoài giúp tăng khả năng bám của bánh xe với mặt đường.
Trong không gian tạo bởi lốp và vành được bơm căng khí nén (qua van khí). Chính áp suất khí nén này tạo áp lực giữa lốp và vành để giữ nguyên vị trí của lốp đối với vành.
Hình 23.3. Vành bánh xe
a) Ô tô con
b) Ô tô tải
Luyện tập
Hãy cho biết lớp cấu trúc nào chịu lực chính của lốp. |
Thông tin bổ sung
Việc sáng chế ra bánh xe có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người. Bánh xe đã được chế tạo từ rất lâu (trước Công nguyên), tuy nhiên đến những năm giữa thế kỉ XIX, bánh xe mới được lắp lốp bơm hơi. Khi bánh xe lăn trên mặt đường sẽ xuất hiện lực cản lăn chống lại sự lăn của bánh xe. Lực cản lăn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng mặt đường và mức độ biến dạng của bánh xe. Trên ô tô con thông thường, khi áp suất lốp giảm 25% giá trị định mức (mức giảm áp suất khó được nhận ra khi quan sát sự biến dạng của lốp bằng mắt thường) làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu của xe thêm khoảng 5% và làm giảm khoảng 25% tuổi thọ của lốp. |
(Trang 123)
II – HỆ THỐNG TREO
1. Nhiệm vụ
Cùng với lốp bơm hơi, hệ thống treo có tác dụng giảm các lực va đập giữa bánh xe với phần mấp mô trên mặt đường truyền đến người và hàng hoá trên xe, giúp xe chuyển động được êm dịu và an toàn. Hệ thống treo được phân loại thành hệ thống treo độc lập (thường gặp trên ô tô con) và hệ thống treo phụ thuộc (thường gặp trên ô tô tải) (Hình 23.5).
Khám phá
Hãy kể tên các bộ phận chính của hệ thống treo ô tô. |
Hình 23.5. Hệ thống treo độc lập (a) và hệ thống treo phụ thuộc (b)
2. Cấu tạo
Hệ thống treo của ô tô bao gồm ba bộ phận chính: bộ phận đàn hồi, bộ phận giảm chấn và bộ phận liên kết nối cụm bánh xe (hoặc cầu xe) với thân xe (Hình 23.6):
Bộ phận đàn hồi (1) nối đàn hồi bánh xe với thân xe. Bộ phận đàn hồi thường gặp trên ô tô con là loại lò xo xoắn, trên ô tô tải là loại nhíp lá, trên ô tô khách là loại bóng khínén (Hình 23.7a).
Bộ phận giảm chấn (2) được thiết kế để tạo ra lực cản chống lại sự dịch chuyển của bánh xe, giúp dập tắt nhanh chóng dao động của bánh xe và thân xe.
Hình 23.6. Hệ thống treo
1. Bộ phận đàn hồ
2. Bộ phận giảm chấn
3. Bộ phận liên kết
Bộ phận liên kết (3) gồm các thanh đòn và khớp nối giúp truyền các thành phần phản lực của mặt đường tác dụng vào bánh xe (theo phương dọc và phương ngang đối với thân xe) lên thân xe. Bộ phận đàn hồi loại nhíp lá trong hệ thống treo phụ thuộc thường đảm nhận luôn vai trò là bộ phận liên kết.
3. Nguyên lí hoạt động
Khi xe chuyển động qua mặt đường không bằng phẳng, nhờ có bộ phận đàn hồi liên kết giữa bánh xe và thân xe giúp giảm thiểu được lực va đập (xóc) truyền lên thân xe. Đồng thời khi đó bộ phận giảm chấn tạo ra lực cản và dập tắt nhanh chóng dao động đó, giúp xe chuyển động êm dịu và an toàn.
(Trang 124)
Thông tin bổ sung
Hệ số độ cứng của phần tử đàn hồi và hệ số độ cản của giảm chấn được tính toán thích hợp với từng loại xe ô tô cụ thể để đảm bảo êm dịu. Hiện nay, trên một số loại ô tô con sử dụng hệ thống treo bán tích cực, trong đó, bộ phận giảm chấn được điều khiển tự động để thay đổi hệ số độ cản cho phù hợp với các chế độ hoạt động của xe. Ngày nay, bộ phận đàn hồi là bóng khí nén được sử dụng ngày càng phổ biến cho ô tô khách. Hệ số độ cứng của bộ phận đàn hồi loại này có thể thay đổi được bằng cách tự động điều chỉnh áp suất khí nén trong bộ phận đàn hồi. |
Hình 23.7. Bộ phận đàn hồi (a) và bộ phận giảm chấn (b)
III – SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG
Hệ thống treo cần được kiểm tra, bảo dưỡng định ki. Kiểm tra các khớp nối các thanh liên kết với khung xe và với bánh xe, cầu xe để điều chỉnh hoặc thay bạc lót mới. Khi thấy giảm chấn bị chảy dầu, cần thay giảm chấn mới.
Lốp xe có ảnh hưởng rất lớn đến tính năng an toàn của ô tô trong quá trình chuyển động. Do vậy, cần phải thường xuyên theo dõi áp suất và bơm dù áp suất cho lốp xe. Khi lốp xe bị món nhiều cần phải thay thế lốp mới đúng kích thước và các chỉ số khác tương đương lốp xe đang sử dụng.
Để các lốp mòn đồng đều, lốp thường được đảo vị trí cho nhau sau mỗi hành trình khoảng 10 000 km. Cách đảo vị trí các lốp phổ biến nhất là lốp phía trước bên phải đổi cho lốp phía sau bên trái; lốp phía trước bên trái đổi cho lốp phía sau bên phải (Hình 23.8). Khi thấy lốp mòn lệch một bên, cần kiểm tra và điều chỉnh góc đặt bánh xe.
Hình 23.8. Cách đảo vị trí lốp thường được áp dụng
Vận dụng
1. Hãy so sánh cấu tạo của bánh xe ô tô và bánh xe máy. 2. So sánh hệ thống treo của xe máy và hệ thống treo của ô tô. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn