Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá | Giáo dục thể chất bóng đá | Phần II. Thể thao tự chọn: Bóng đá _Chủ đề 1: Lịch sử ra đời, phát triển môn bóng đá và một số điều luật trong thi đấu bóng đá - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất bóng đá - Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá - SÂN THI ĐẤU - BÓNG THI ĐẤU - SỐ LƯỢNG CẦU THỦ - TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ - TRỌNG TÀI - TRỢ LÍ TRỌNG TÀI - THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU - BẮT ĐẦU VÀ BẮT ĐẦU LẠI TRẬN ĐẤU.


(Trang 15)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

– Biết một số điều luật trong thi đấu bóng đá.

– Vận dụng được một số điều luật trong luyện tập và đấu tập.

– Tự giác tìm hiểu, học hỏi những kiến thức về Luật Bóng đá.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-trong-thi-dau-bong-da-12698-0

KIẾN THỨC MỚI

I. SÂN THI ĐẤU

– Các trận đấu được tổ chức trên sân cỏ tự nhiên hoặc sân cỏ nhân tạo có màu xanh lá cây.

– Sân thi đấu có hình chữ nhật, được giới hạn bởi các biên dọc và biên ngang. Đường chia sân thành hai nửa bằng nhau được gọi là đường giữa sân. Các đường giới hạn trên sân có chiều rộng không quá 12 cm.

– Giữa sân có vòng tròn trung tâm với bán kính là 9,15 m.

– Chiều dài sân (đường biên dọc): Tối thiểu 90 m, tối đa 120 m.

– Chiều rộng sân (đường biên ngang): Tối thiểu 45 m, tối đa 90 m.

– Cầu môn được đặt chính giữa mỗi đường biên ngang, có chiều cao là 2,44 m và rộng 7,32 m.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-trong-thi-dau-bong-da-12698-1

Hình 1. Sân bóng đá (11 người)

Đường biên dọc 90 – 120 m -120 m

Đường biên ngang 45-90 m

Đường giữa sân

Vòng tròn giữa sân

Điểm phát bóng giữa sân

Khu vực 16,50 m

Điểm đá phạt đền

Cầu môn 7,32 x 2,44 m

(Trang 16)

II. BÓNG THI ĐẤU

– Được làm bằng da hoặc chất liệu phù hợp.

– Chu vi không được lớn hơn 70 cm và không được nhỏ hơn 68 cm.

– Trọng lượng lúc bắt đầu trận đấu không được nặng hơn 450 g và không được nhẹ hơn 410 g.

III. SỐ LƯỢNG CẦU THỦ

– Trong mỗi trận đấu gồm có hai đội, mỗi đội có tối đa 11 người, trong đó có 1 thủ môn. Trận đấu không được bắt đầu nếu một trong hai đội không đủ 7 cầu thủ. Trong các trận đấu, việc thay cầu thủ phải được thông báo trước với trọng tài.

– Cầu thủ dự bị chỉ được vào sân khi cầu thủ được thay đã rời khỏi sân và phải được trọng tài cho phép.

– Cầu thủ đã bị thay thế không còn được phép tham gia trận đấu.

– Bất kì cầu thủ nào cũng được thay thế thủ môn với điều kiện: Phải thông báo trước với trọng tài. Chỉ được thực hiện khi bóng ngoài cuộc.

IV. TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ

– Cầu thủ không được sử dụng hoặc mang những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cầu thủ khác (kể cả các loại trang sức).

– Trang phục thi đấu cơ bản của cầu thủ gồm: Áo thi đấu có cánh tay, quần đùi, tất dài, bọc ống chân, giày.

– Màu sắc trang phục: Hai đội bóng phải mặc trang phục thi đấu có màu sắc dễ phân biệt với nhau và với trọng tài, trợ lí trọng tài. Mỗi thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với các cầu thủ khác, với trọng tài và trợ lí trọng tài.

V. TRỌNG TÀI

– Quyền của trọng tài: Trọng tài là người kiểm soát và điều hành mọi diễn biến của trận đấu tuân theo luật thi đấu.

– Quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài:

+ Đảm bảo việc áp dụng đúng luật.

+ Phối hợp với các trợ lí trọng tài và trọng tài thứ tư trong việc kiểm soát và điều hành trận đấu.

+ Theo dõi và đảm bảo thời gian của trận đấu đúng quy định.

+ Tạm dừng, tạm hoãn hoặc ngừng hẳn trận đấu nếu nhận thấy có biểu hiện vi phạm luật hoặc sự ảnh hưởng của bên ngoài đối với trận đấu.

+ Tạm dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương cần được chữa trị.

+ Quyết định phạt thẻ vàng, thẻ đỏ đối với cầu thủ phạm lỗi.

(Trang 17)

VI. TRỢ LÍ TRỌNG TÀI

– Mỗi trận đấu gồm 2 trợ lí trọng tài.

– Trợ lí trọng tài có nhiệm vụ xác định rõ:

+ Khi bóng đã vượt ra khỏi các đường giới hạn của sân thi đấu.

+ Đội nào được đá phạt góc, phát bóng hoặc ném biên.

+ Khi có cầu thủ phạm luật việt vị.

+ Khi có yêu cầu thay cầu thủ.

+ Khi cầu thủ có hành vi khiếm nhã hoặc vi phạm luật xảy ra ngoài tầm quan sát của trọng tài.

+ Khi đá phạt đền: Xác định bóng đã qua vạch cầu môn và thủ môn di chuyển khỏi đường cầu môn trước khi bóng được đá đi hay không.

VII. THỜI GIAN CỦA TRẬN ĐẤU

– Thông thường, mỗi trận đấu có hai hiệp, mỗi hiệp là 45 phút.

– Thời gian nghỉ giữa hai hiệp không được quá 15 phút.

VIII. BẮT ĐẦU VÀ BẮT ĐẦU LẠI TRẬN ĐẤU

– Quả giao bóng là một hình thức bắt đầu trận đấu hoặc bắt đầu lại trận đấu.

– Các trường hợp giao bóng gồm: Thời điểm bắt đầu trận đấu, bắt đầu hiệp 2 của trận đấu, bắt đầu mỗi hiệp phụ (nếu có), sau mỗi bàn thắng hợp lệ.

– Bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ quả giao bóng.

– Khi giao bóng.

+ Tất cả cầu thủ hai đội phải đứng trên phần sân của đội mình.

+ Đội không được quyền giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 9,15 m cho đến khi bóng được đá vào cuộc.

+ Bóng phải được đặt tại điểm giữa sân.

+ Cầu thủ đá quả giao bóng không được tiếp tục chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-trong-thi-dau-bong-da-12698-2VẬN DỤNG

1. Trình bày nội dung điều 1 (sân thi đấu) của Luật Bóng đá (11 người).

2. Trong luyện tập và thi đấu bóng đá, học sinh Trung học phổ thông sử dụng bóng số mấy, trọng lượng bao nhiêu?

3. Thời gian mỗi trận đấu bóng đá (11 người) là bao nhiêu?

4. Khi thực hiện quả giao bóng, cần phải chú ý những điều gì để không phạm luật?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá | Giáo dục thể chất bóng đá | Phần II. Thể thao tự chọn: Bóng đá _Chủ đề 1: Lịch sử ra đời, phát triển môn bóng đá và một số điều luật trong thi đấu bóng đá - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.