Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ (Trích Luật Bóng rổ FIBA năm 2018) | Giáo dục thể chất bóng rổ | Phần hai: Thể thao tự chọn: Bóng rổ - Chủ đề 1: Sơ lược lịch sử phát triển - Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo dục thể chất bóng rổ - Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ (Trích Luật Bóng rổ FIBA năm 2018) - Kiến thức mới - Vận dụng.


(Trang 16)

MỤC TIÊU, YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Hiểu và vận dụng được một số điều luật cơ bản môn Bóng rổ vào tập luyện, đấu tập.

– Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, thể hiện niềm ham mê trong quá trình học tập môn Bóng rổ.

KIẾN THỨC MỚI

I. Sân bóng rổ - Trang thiết bị - Đội bóng

1. Định nghĩa (Điều 1)

– Một trận đấu Bóng rổ được thi đấu bởi hai đội, mỗi đội có năm đấu thủ thi đấu trên sân. Mục đích của mỗi đội là ném bóng vào rổ đối phương và ngăn cản không cho đối phương ném bóng vào rổ của mình.

– Rổ bị một đội tấn công là rổ của đối phương và rổ được phòng thủ bởi một đội là rổ của đội đó.

– Khi kết thúc thời gian thi đấu, đội có số điểm lớn hơn sẽ là đội thắng.

2. Sân thi đấu (Điều 2)

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-co-ban-ve-san-tap-dung-cu-va-thi-dau-bong-ro-trich-luat-bong-ro-fiba-nam-2018-12788-0

Hình 6. Kích thước của sân thi đấu Bóng rổ

15 m

1,575 m

6,75 m

Vạch ném phạt

Đường ba điểm

1,80 m

4,9 m

5,8 m

(Trang 17)

a. Sân thi đấu

Sân thi đấu là một mặt phẳng, cứng và không có chướng ngại vật, có chiều dài 28 m và chiều rộng 15 m, được tính từ mép trong của đường biên (H.6).

b. Khu vực ba điểm

Khu vực ba điểm của một đội là toàn bộ phần sân thi đấu, trừ khu vực gần rổ của đối phương (H.7).

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-co-ban-ve-san-tap-dung-cu-va-thi-dau-bong-ro-trich-luat-bong-ro-fiba-nam-2018-12788-1

Hình 7. Khu vực ba điểm trên sân Bóng rổ

Khu vực hai điểm

Khu vực ba điểm

Khu vực giới hạn

3. Thiết bị (Điều 3)

Thiết bị thi đấu tối thiểu được yêu cầu như sau:

– Bảng rổ: Có kích thước tiêu chuẩn với chiều rộng là 1,8 m và chiều cao là 1,05 m.

– Rổ: Được đặt trên cao, cách mặt sân 3,05 m; có đường kính trong là 45 cm.

– Bóng rổ: Bóng số 7 dành cho nam, có đường kính 24 – 24,5 cm; bóng số 6 dành cho nữ, có đường kính 23 – 24 cm.

– Đồng hồ thi đấu, đồng hồ 24 giây, bảng điểm, biên bản trận đấu, sân thi đấu,...

4. Đội bóng (Điều 4)

Trong thời gian thi đấu, một thành viên của đội bóng:

– Là một đấu thủ chính thức khi đấu thủ đó ở trên sân thi đấu và được phép tham dự thi đấu.

– Là đấu thủ dự bị khi đấu thủ đó không có mặt trên sân thi đấu nhưng được quyền thi đấu.

– Mỗi đội bóng không được vượt quá 12 thành viên được phép tham dự thi đấu, bao gồm cả đội trưởng.

– Thành viên của mỗi đội phải mặc áo có số ở phía trước ngực và sau lưng, số áo phải rõ ràng, có màu tương phản với màu áo. Các đội chỉ được sử dụng số áo 0, 00 và từ số 1 đến số 99.

(Trang 18)

5. Thời gian thi đấu, trận đấu hoà và hiệp phụ (Điều 8)

– Mỗi trận đấu bao gồm bốn hiệp, mỗi hiệp 10 phút.

– Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ nhất và hiệp thứ hai, giữa hiệp thứ ba và hiệp thứ tư và giữa các hiệp phụ đều là 2 phút.

– Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ hai và hiệp thứ ba là 15 phút.

– Nếu trận đấu có tỉ số hoà khi kết thúc thời gian thi đấu của hiệp thứ tư thì trận đấu sẽ được tiếp tục bằng các hiệp phụ. Thời gian của mỗi hiệp phụ là 5 phút tới khi trận đấu có tỉ số thắng thua cách biệt.

II. Cách chơi bóng và cách tính điểm

1. Tình trạng của bóng (Điều 10)

– Bóng trở thành bóng sống khi: Đồng hồ thi đấu bắt đầu chạy sau khi trọng tài tung bóng ở lúc nhảy tranh bóng đầu trận hoặc bóng được đấu thủ chuẩn bị ném phạt hay phát bóng biên.

– Bóng trở thành bóng chết khi: Trọng tài thổi còi khi bóng sống; có tín hiệu âm thanh kết thúc thời gian thi đấu của hiệp; có tín hiệu âm thanh của đồng hồ 24 giây.

2. Cách chơi bóng (Điều 13)

– Trong trận đấu, bóng chỉ được chơi bằng tay và có thể được chuyền, ném, vỗ, lăn hoặc dẫn theo bất kì hướng nào nhưng phải tuân theo những giới hạn quy định của luật.

– Chạy dẫn bóng, đá bóng hay chặn bóng bằng bất cứ bộ phận nào của chân hay cố tình đấm bóng là vi phạm luật. Tuy nhiên, nếu vô tình tiếp xúc với bóng bằng bất cứ bộ phận nào của chân thì đều không coi là phạm luật.

– Một đội được coi là đang kiểm soát bóng khi một đấu thủ của đội đó đang giữ bóng, dẫn bóng hay có bóng sống tại vị trí của đấu thủ đó.

3. Động tác ném rổ (Điều 15)

Động tác ném rổ hay ném phạt là khi bóng được cầm trong một hoặc hai bàn tay của đấu thủ rồi ném lên trên không, hướng về rổ của đối phương.

4. Bóng được tính điểm và số điểm (Điều 16)

– Bóng vào rổ được tính điểm là khi một quả bóng sống lọt vào trong rổ từ phía trên và ở trong hoặc đi qua rổ.

– Bóng được công nhận là vào rổ khi bóng nằm trong vòng rổ và nằm phía dưới vành rổ.

Luật quy định

Trong thi đấu, bóng của đội tấn công khi ném vào rổ của đội đối phương được tính điểm như sau:

– Một quả ném phạt được tính 1 điểm.

– Nếu bóng vào rổ từ khu vực hai điểm thì được tính 2 điểm.

– Nếu bóng vào rổ từ khu vực ba điểm thì được tính 3 điểm.

(Trang 19)

5. Hội ý (Điều 18)

– Thời gian của mỗi lần hội ý không quá 1 phút.

– Trong nửa đầu của trận đấu (hiệp thứ nhất và hiệp thứ hai), mỗi đội được hội ý hai lần. Với nửa sau của trận đấu (hiệp thứ ba và hiệp thứ tư), mỗi đội được xin hội ý ba lần. Ngoài ra, mỗi đội sẽ được hội ý một lần trong mỗi hiệp phụ.

6. Thay người (Điều 197)

– Một đội có thể thay đổi một hoặc nhiều đấu thủ trong một lần thay người.

– Một cơ hội thay người được bắt đầu khi bóng trở thành bóng chết, đồng hồ thi đấu đã dừng và trọng tài đã kết thúc giao tiếp với bàn trọng tài.

7. Luật dẫn bóng (Điều 24)

Một đấu thủ không được dẫn bóng lần thứ hai sau khi đã kết thúc lần dẫn bóng thứ nhất, trừ khi giữa hai lần dẫn bóng, đấu thủ đó mất quyền kiểm soát bóng do:

– Một lần ném rổ.

– Bóng chạm một đấu thủ của đội đối phương.

– Chuyền bóng hoặc làm rơi bóng và bắt lại bóng sau khi một đấu thủ khác chạm bóng.

8. Luật chạy bước (Điều 25)

Chạy bước là di chuyển trái luật theo bất kì hướng nào của một hoặc cả hai chân, vượt quá những quy định của điều luật này trong khi đang cầm bóng sống trên sân thi đấu.

Luật quy định hình thành chân trụ đối với một đấu thủ bắt bóng sống trên sân khi:

– Đứng bằng cả hai chân trên sân thi đấu: Khi một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ.

– Di chuyển hay dẫn bóng:

+ Nếu một chân chạm sân thi đấu thì chân đó trở thành chân trụ.

+ Nếu cả hai chân đều nhấc khỏi mặt sân và đồng thời chạm mặt sân bằng hai bàn chân, một bàn chân được nhấc lên thì bàn chân kia trở thành chân trụ.

+ Nếu một đấu thủ có thể nhảy lên bằng hai chân và tiếp sân thi đấu bằng một chân thì chân đó trở thành chân trụ. Nếu một đấu thủ nhảy lên và tiếp sân thi đấu bằng cả hai chân thì không có chân nào là chân trụ.

9. Luật 3 giây (Điều 26)

Một đấu thủ của đội đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước sẽ không được ở trong khu vực giới hạn của đối phương liên tục quá 3 giây khi đồng hồ thi đấu đang chạy.

10. Đấu thủ bị kèm sát (Điều 27)

Một đấu thủ đang giữ bóng bị kèm sát trong 5 giây sẽ phải chuyền bóng, ném rổ hoặc dẫn bóng. Một đấu thủ khi nhận bóng từ trọng tài tại vị trí ném phạt hoặc phát bóng biên không được cầm bóng quá 5 giây.

(Trang 20)

11. Luật 8 giây (Điều 28)

Bất cứ một đấu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng sống ở phần sân sau của đội mình thì phải đưa bóng qua sân trước trong thời gian 8 giây.

12. Luật 24 giây (Điều 29)

Bất cứ đấu thủ nào giành được quyền kiểm soát bóng sống trên sân thi đấu thì trong vòng 24 giây, đội bóng đó phải ném rổ.

13. Bóng trở về sân sau (Điều 30)

Một đấu thủ đang kiểm soát bóng sống ở phần sân trước không được đưa bóng trở về sân sau trái luật.

III. Phạm lỗi và cách xử phạt

1. Va chạm – Nguyên tắc chung (Điều 33)

a. Nguyên tắc hình trụ (H.8)

Nguyên tắc hình trụ được xác định là khoảng không gian hình trụ tưởng tượng của đấu thủ ở trên mặt sân thi đấu, bao gồm khoảng không gian phía trên của đấu thủ và được giới hạn ở:

– Phía trước bàn tay.

– Phía sau mông.

– Mép ngoài cánh tay và chân.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-co-ban-ve-san-tap-dung-cu-va-thi-dau-bong-ro-trich-luat-bong-ro-fiba-nam-2018-12788-2

Hình 8. Nguyên tắc hình trụ

b. Nguyên tắc thẳng đứng

– Trong trận đấu, mỗi đấu thủ đều có quyền chiếm một vị trí (hình trụ) trên sân thi đấu mà đối phương chưa chiếm giữ.

– Ngay khi đấu thủ rời vị trí thẳng đứng (hình trụ) và cơ thể va chạm với một đấu thủ của đội đối phương (người mà đã chiếm giữ được vị trí thẳng đứng) thì đấu thủ rời vị trí của mình phải chịu trách nhiệm cho sự va chạm.

(Trang 21)

2. Lỗi cá nhân (Điều 34)

– Lỗi cá nhân là lỗi của một đấu thủ va chạm trái luật với đối phương, bất kể là khi bóng sống hay bóng chết.

– Đấu thủ sẽ không được dùng bàn tay, cánh tay, khuỷu tay, vai, mông, chân, đầu gối hay bàn chân để ôm, giữ, níu kéo, xô đẩy hay ngăn cản hoạt động của đối phương, cũng không được uốn cong thân người thành tư thế khác thường (khỏi không gian hình trụ) hoặc không được có hành động thô bạo.

Xử phạt

– Trong mọi trường hợp, một lỗi cá nhân sẽ được tính cho người vi phạm lỗi.

– Nếu phạm lỗi đối với đấu thủ không có động tác ném rổ thì:

+ Trận thi đấu sẽ tiếp tục, bóng sẽ được trao cho đội không phạm lỗi phát bóng biên ở gần vị trí xảy ra phạm lỗi.

+ Nếu lỗi vi phạm là một lỗi đồng đội thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt như quy định tại Điều 41.

– Nếu phạm lỗi đối với đấu thủ đang thực hiện động tác ném rổ thì đấu thủ ném rổ sẽ được thực hiện một hay nhiều quả ném phạt như sau:

+ Nếu ném rổ thành công, điểm sẽ được tính và được ném thêm một quả ném phạt.

+ Nếu ném rổ trong khu vực hai điểm không thành công thì sẽ được thực hiện hai quả ném phạt.

+ Nếu ném rổ trong khu vực ba điểm không thành công thì sẽ được thực hiện ba quả ném phạt.

3. Đấu thủ phạm năm lỗi (Điều 40)

Trong trận thi đấu, một đấu thủ đã phạm năm lỗi gồm lỗi cá nhân hoặc lỗi kĩ thuật sẽ được trọng tài thông báo và đấu thủ đó phải rời khỏi trận đấu ngay. Ngoài ra, đấu thủ đó phải được thay thế trong thời gian 30 giây.

4. Lỗi đồng đội – Xử phạt (Điều 41)

Một đội sẽ bị xử phạt lỗi đồng đội khi trong một hiệp đấu cả đội đã phạm 4 lỗi (lỗi cá nhân; lỗi kĩ thuật; lỗi phản tinh thần thể thao; lỗi trục xuất).

Khi một đội bị xử phạt lỗi đồng đội thì tất cả đấu thủ chính thức phạm lỗi cá nhân với đấu thủ không có động tác ném rổ sẽ bị phạt hai quả ném phạt thay cho phát bóng biên. Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho khi phạm lỗi tấn công.

VẬN DỤNG

1. Kích thước của sân và chiều cao của rổ là bao nhiêu?

2. Thời gian thi đấu chính thức của một trận đấu Bóng rổ là bao lâu? Chia làm mấy hiệp?

3. Em hiểu thế nào về Luật chạy bước trong Bóng rổ?

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2: Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ (Trích Luật Bóng rổ FIBA năm 2018) | Giáo dục thể chất bóng rổ | Phần hai: Thể thao tự chọn: Bóng rổ - Chủ đề 1: Sơ lược lịch sử phát triển - Một số điều luật cơ bản về sân tập, dụng cụ và thi đấu bóng rổ - Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Môn Học Lớp 10 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sinh học 10

Âm nhạc 10

Ngữ văn 10 - Tập 1

Ngữ văn 10 - Tập 2

Giáo Dục Kinh Tế Và Pháp Luật 10

Giáo dục thể chất cầu lông

Giáo dục thể chất bóng đá

Giáo dục thể chất bóng chuyền

Giáo dục thể chất bóng rổ

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

Công Nghệ 10

Địa Lí 10

Toán 10 - Tập 1

Toán 10 - Tập 2

Lịch Sử 10

Mĩ thuật_Thiết kế thời trang 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh 10

Mĩ thuật_Thiết kế công nghiệp 10

Mĩ thuật_Thiết kế đồ hoạ 10

Mĩ thuật_Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện 10

Mĩ thuật_Lí luận và lịch sử mĩ thuật 10

Mĩ thuật _Điêu khắc 10

Mĩ thuật_Đồ hoạ (tranh in) 10

Mĩ thuật_Hội hoạ 10

Mĩ thuật_Kiến trúc 10

Tin Học 10

Giải bài tập Sinh học 10

Giải bài tập Hóa học 10

Giải bài tập Vật lý 10

Bộ Sách Lớp 10

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.