Bài 2. Một số điều luật thi đấu; Phương pháp trọng tài cầu lông | Giáo Dục Thể Chất 12 (Cầu Lông) | PHẦN II - CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giáo Dục Thể Chất 12 (Cầu Lông) - Phần II - Chủ Đề 1 - Bài 2


(Trang 15)

Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Hiểu và phân tích được những điều luật của môn Cầu lông để áp dụng vào trong luyện tập và thi đấu.

- Tích cực tham gia công tác trọng tài điều khiển các trận thi đấu nhằm nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện.

- Thể hiện được ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong luyện tập và thi đấu.

MỞ ĐẦU

1. Khởi động

- Khi giao cầu, điểm nào đứng ô bên phải, điểm nào đứng ô bên trái?

- Trong thi đấu cầu lông có những trọng tài nào mà em biết? Vị trí các trọng tài trên sân như thế nào?

- Trước khi thi đấu, trọng tài cần phải làm những thủ tục gì?

2. Trò chơi hỗ trợ khởi động

Chạy đảo chiều theo tín hiệu (H.1)

♦ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành 2 nhóm, đứng thành hai vòng tròn đồng tâm. Khoảng cách giữa hai vòng tròn từ 1,5 – 2m.

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, tất cả người chơi chạy theo vòng tròn với tốc độ nhanh dần, vòng tròn bên ngoài chạy theo chiều kim đồng hồ, vòng tròn bên trong chạy ngược chiều kim đồng hồ. Người chỉ huy vỗ tay để tạo nhiệt cho người chơi tăng tốc. Khi đang chạy, cứ mỗi lần người chỉ huy thổi còi, người chơi lập tức chạy ngược lại với chiều vừa chạy. Bạn nào làm sai hiệu lệnh sẽ bị loại.

 

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-0

Hình 1. Trò chơi Chạy đảo chiều theo tín hiệu

(Trang 16)

KIẾN THỨC MỚI

1. Thành phần và vị trí của trọng tài trong một trận thi đấu cầu lông

a) Thành phần trọng tài

Tổ trọng tài trong một trận thi đấu cầu lông sẽ bao gồm: 01 tổng trọng tài, 01 trọng tài chính, 01 trọng tài giao cầu, 10 trọng tài biên (số lượng trọng tài biên có thể thay đổi tuỳ theo tính chất trận đấu).

b) Vị trí của tổ trọng tài trong một trận thi đấu

- Trọng tài chính: ngồi trên ghế cao ngoài biên dọc và phía sau cột lưới.

- Trọng tài giao cầu: ngồi trên ghế thấp, cạnh cột lưới đối diện với trọng tài chính.

- Trọng tài biên: ngồi trên ghế ở vị trí trên đường nối dài theo biên của mình phụ trách ở hai đầu sân và hai bên sân (cách nhau khoảng 2,5 – 3,5 m) và hướng mặt về trọng tài chính.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-1

Hình 2. Vị trí của các trọng tài trên sân trong trận đấu

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài trong môn Cầu lông

a) Tổng trọng tài: Là người chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hay một nội dung thi đấu mà trận đấu là một phần trong đó. Như vậy, Tổng trọng tài là người có quyền quyết định mọi vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của giải, kể cả việc thay đổi hoặc bãi miễn các trọng tài khác khi họ sai phạm nghiêm trọng. Truất quyền thi đấu của VĐV nếu có vi phạm nghiêm trọng về đạo đức hoặc quy định của giải.

(Trang 17)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng trọng tài:

• Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng luật và quy định của giải cho tất cả trọng tải.

• Kiểm tra danh sách, hồ sơ thi đấu của VĐV các đoàn về tham gia giải theo quy định của điều lệ.

• Tổ chức bốc thăm xếp lịch thi đấu cho toàn giải.

• Kiểm tra tình hình sân bãi, dụng cụ trước khi bước vào giải.

• Phân công các tổ trọng tài trên các sân, điều hành tiến trình thi đấu của giải.

• Đánh giá tổng kết công tác chuyên môn của giải.

b) Trọng tài chính: Là người chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và khu vực sát xung quanh. Trọng tài chính sẽ báo cáo cho Tổng trọng tài.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Trọng tài chính:

• Kiểm tra sân bãi, dụng cụ trước khi vào trận đấu.

• Phân công vị trí các trọng tài trên sân.

• Tiến hành cho VĐV bốc thăm chọn sẵn hoặc chọn cầu.

• Tổ chức tiến hành nghi thức trước trận đấu.

• Điều hành trận đấu.

• Ghi biên bản trận đấu, tuyên bố kết quả trận đấu.

• Báo cáo Tổng trọng tài những ý kiến khiếu nại của VĐV, kèm theo ý kiến của mình để Tổng trọng tài có căn cứ giải quyết.

c) Trọng tài giao cầu

Trọng tài giao cầu sẽ bắt các lỗi giao cầu của người giao cầu nếu có xảy ra. 

Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tải giao cầu là theo dõi người giao cầu đúng luật hay sai.

d) Trọng tài biên

Trọng tài biên sẽ báo cho Trọng tài chính quả cầu nằm "trong" hay "ngoài" đường biên do người đó phụ trách.

Nhiệm vụ, quyền hạn của trọng tài biên:

• Theo dõi phần biên được phân công để xác định quá cầu rơi trong hoặc ngoài sân và báo cho Trọng tài chính biết.

• Phát hiện những lỗi đánh cầu sai của đối thủ ở khu vực sân gần vị trí của mình trong trường hợp Trọng tải chính không quan sát được để thông báo cho Trọng tài chính.

3. Công tác trọng tài trong trận đấu cầu lông

Công tác trọng tài trong các trận đấu là vấn đề quan trọng để đảm bảo sự công bằng và duy trì tính toàn vẹn của trận đấu. Vai trò của công tác trọng tài là thực thi các quy tắc, quy định của môn cầu lông và đưa ra các quyết định trong trận đấu.

(Trang 18)

Sau đây là một số công tác của trọng tài cầu lông cần đảm bảo:

a) Trước trận đấu

• Đảm bảo khu vực thi đấu, bao gồm cả sân và lưới, được bố trí hợp lí và đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra trong luật định.

• Đảm bảo người chơi mặc trang phục phù hợp theo quy định.

• Kiểm tra các thiết bị như cầu và vợt thi đấu có tuân thủ theo các quy định hay không.

• Xác định người chơi hoặc đội nào sẽ giao cầu hoặc chọn sân thi đấu.

• Phân công vị trí các trọng tài trên sân.

• Chuẩn bị biên bản thi đấu (ghi tên Trọng tài chính, Trọng tài giao cầu, giờ bắt trận đấu, đội giao cầu và đỡ cầu đầu tiên trong nội dung đánh đôi vào biên bản) để xác định vị trí của các VĐV trong quá trình diễn biến của trận đấu.

b) Trong trận đấu

• Bắt đầu dừng trận đấu bằng cách thổi còi hoặc sử dụng tín hiệu khác.

• Theo dõi trận đấu để phát hiện các lỗi và vi phạm như lỗi chạm vạch, lỗi giao cầu và các vi phạm quy tắc khác.

• Theo dõi điểm số và thông báo tỉ số điểm ở mỗi hiệp đấu.

• Đóng vai trò là người hòa giải và giao tiếp giữa các cầu thủ, huấn luyện viên và khán giả.

• Xử lí các tranh chấp, khiếu nại, xung đột có thể phát sinh trong quá trình thi đấu, đảm bảo tinh thần thể thao và công bằng.

• Thực thi giới hạn thời gian nghỉ giải lao và thay người (nếu có). Không cho phép các VĐV ra khỏi sân trừ các trường hợp trong luật định.

• Theo luật định, Trọng tài chịu trách nhiệm về trận đấu, các vấn đề sân bãi thi đấu và báo cáo dân tộc trọng tài việc bắt lỗi giao cầu sẽ được trọng tài giao cầu giám sát và ra dấu khi có lỗi trọng tài biên có nhiệm vụ quan sát về vị trí cầu trong hay ngoài sân để báo cáo nên trọng tài chính những tình huống cầu cụ thể xảy ra trọng tài đảm nhiệm vị trí đó quyết định trừ trường hợp trọng tài chính những quyết định của trọng tài khác là sai thì có quyền phủ quyết.

c) Sau trận đấu

• Xác định tỉ số cuối cùng và tuyên bố đội chiến thắng trận đấu.

• Báo cáo mọi sự cố hoặc vấn đề bất thường xảy ra trong trận đấu cho ban tổ chức.

• Đảm bảo sân và thiết bị ở trong tình trạng tốt cho trận đấu tiếp theo.

• Tóm lại vai trò của trọng tài rất quan trọng trong việc duy trì một trận đấu cầu lông công bằng và trật tự. Các quyết định và phán quyết của trọng tài là cuối cùng, đồng thời họ phải duy trì tính toàn vẹn của môn thể thao này. Vì vậy, các trọng tài trong môn cầu lông được yêu cầu phải có hiểu biết sâu sắc về luật lệ và quy định, đảm bảo các trận đấu được tiến hành một cách công bằng và theo các tiêu chuẩn trong điều lệ giải.

(Trang 19)

4. Một số kí hiệu của trọng tài môn Cầu lông

Một số kí hiệu thi đấu được xem như phương tiện giao tiếp giữa trọng tài và vận động viên. Sau đây là một số kí hiệu của trọng tài trong các tình huống diễn ra trong một trận thi đấu cầu lông.

a) Cố tình trì hoãn giao cầu: Không bên nào được gây trì hoãn thực hiện quả giao cầu. Khi vi phạm xảy ra, trọng tài giao cầu sẽ vung cánh tay phải sang trái (H.3).

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-2

Hình 3. Cố tình trì hoãn giao cầu

b) Chân chạm vạch hoặc di động khi giao cầu: Chân chạm vạch hoặc một phần của cả hai bàn chân không ở trong ô giao cầu. Khi vi phạm xảy ra, trọng tài giao cầu sẽ duỗi chân phải ra và báo hiệu lỗi bàn tay phải (H.4).

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-3

Hình 4. Chân chạm vạch hoặc di động khi giao cầu

c) Giao cầu không đúng đế cầu: Điểm tiếp xúc đầu tiên với quả cầu không đúng đế cầu (chạm lông cầu trước). Khi vi phạm xảy ra, trọng tài giao cầu sẽ mở tay phải và chạm nhẹ vào lòng bàn tay bàn tay trái để chỉ ra lỗi giao cầu (H.5).

(Trang 20)

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-4

Hình 5. Giao cầu không đúng đế cầu

d) Giao cầu quá cao: Khi giao cầu vợt cao hơn 1,15 m tính từ mặt sân trở lên. Khi vi phạm xảy ra, trọng tài giao cầu sẽ đặt bàn tay phải ngang trước ngực (H.6)

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-5

Hình 6. Giao cầu quá cao

e) Đầu vợt cao hơn bàn tay cầm vợt khi giao cầu: Tại thời điểm quả cầu được đánh đi, thân vợt không chỉ hướng xuống phía dưới. Khi vi phạm xảy ra, trọng tài giao cầu sẽ giơ tay mở ra với lòng bàn tay hướng ra ngoài để chỉ ra lỗi do tay cầm vợt hướng lên (H.7).

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-6

Hình 7. Giao cầu đầu vợt cao hơn bàn tay cầm vợt

(Trang 21)

f) Cầu ngoài sân: Nếu quả cầu rơi ra ngoài, dù xa bao nhiêu trọng tài biên hô “Ngoài” thật rõ ràng, đủ lớn để các VĐV và khán giả nghe, đồng thời dang rộng hai cánh tay theo chiều ngang để trọng tài chính có thể nhìn thấy rõ ràng (H.8)

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-7

Hình 8. Cầu ngoài sân

g) Cầu trong sân: Nếu quả cầu rơi trong sân, trọng tài biên không nói gì cả dùng bàn tay chỉ vào đường biên mình phụ trách. (H.9)

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-8

Hình 9. Cầu trong sân

h) Bị che khuất (không nhìn thấy): Nếu không nhìn thấy, báo ngay cho trọng tài chính bằng cách đưa hai bàn tay lên che mắt (H.10).

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-9

Hình 10. Bị che khuất

(Trang 22)

i) Phạt thẻ các lỗi vi phạm, lỗi tác phong đạo đức

- Thẻ vàng: Khi Trọng tài chính xử lí một vi phạm bằng hình thức cảnh cáo quay mặt về phía VĐV vi phạm và hô "Mời lại đây", sau đó thông báo tên VĐV và hô: "Cảnh cáo lỗi mất tác phong". Đồng thời giơ thẻ vàng bằng tay phải lên cao khỏi đầu (H.11).

- Thẻ đỏ: Khi Trọng tài chính xử lí một vi phạm bằng hình thức phạt lỗi bên vi phạm mà trước đó đã cảnh cáo, quay mặt về phía VĐV vi phạm và hô: "Mời lại đây", sau đó thông báo tên VĐV và hô: "Phạt lỗi mất tác phong". Đồng thời giơ thẻ đỏ bằng tay phải lên cao khỏi đầu (H.12).

- Thẻ đen: Khi Tổng trọng tài quyết định truất quyền thi đấu VĐV, Trọng tài chính sẽ nhận thẻ Đen từ Tổng trọng tài, quay mặt về phía VĐV vi phạm và hô: "Truất quyền thi đấu vì mất tác phong". Đồng thời giơ thẻ đen bằng tay phải lên cao khỏi đầu (H.13)

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-10

Hình 11. Thẻ vàng

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-11

Hình 12. Thẻ đỏ

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-12

Hình 13. Thẻ đen

LUYỆN TẬP

1. Luyện tập nhóm:

Luyện tập ra kí hiệu trọng tài

- Thực hiện các kí hiệu trọng tài theo tín hiệu của người điều khiển.

- Đưa một số tình huống và cách xử lí của trọng tài trong thi đấu cầu lông.

- Tập điều khiển trận thi đấu cầu lông: Tổ chức thi đấu đơn; đôi.

(Trang 23)

2. Trò chơi vận động

Thi đấu và làm công tác trọng tài (H.14)

- Mục đích: Vận dụng các kí hiệu của trọng tài để tham gia công tác điều khiển trận đấu cầu lông.

- Chuẩn bị: Các bạn tham gia thi được chia thành hai đội có số người bằng nhau, mỗi đội nhiều cặp đôi thi đấu và có trọng tài điều khiển.

- Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng cặp của mỗi đội di chuyển vào một bên sân để thi đấu, tính điểm như luật thi đấu cầu lông. Cặp đôi thắng điểm tiếp tục thi đấu, cặp đôi thua điển thì thay cặp đôi khác trong đội. Kết thúc, đội nào đạt điểm quy định trước thì thắng cuộc.

hinh-anh-bai-2-mot-so-dieu-luat-thi-dau-phuong-phap-trong-tai-cau-long-12440-13

Hình 14. Thi đấu và làm công tác trọng tài

VẬN DỤNG

1. Vận dụng những điều luật đã học để tham gia công tác trọng tài trong tập luyện và thi đấu cầu lông.

2. Cùng bạn vận dụng các kí hiệu của trọng tài đã học để tham gia công tác điều khiển trận đấu cầu lông.

3. Thảo luận nhóm để làm rõ một số hành vi không được phép của VĐV trong quá trình thi đấu cầu lông.

Tin tức mới


Đánh giá

Bài 2. Một số điều luật thi đấu; Phương pháp trọng tài cầu lông | Giáo Dục Thể Chất 12 (Cầu Lông) | PHẦN II - CHỦ ĐỀ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Lớp 12 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 12

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.