(Trang 18)
Yêu cầu cần đạt
- Hiểu biết về các thể loại tranh màu bột.
- Vận dụng được một số yếu tố và nguyên lí tạo hình trong thực hành vẽ tranh bằng chất liệu màu bột với nhiều kĩ thuật khác nhau.
- Biết thưởng thức, cảm nhận và yêu thích những bức tranh màu bột (hoặc chất liệu tương đương) đúng cách.
KHÁM PHÁ
Tranh màu bột có bề mặt đục, mờ tạo cảm giác mềm mại, tinh tế trong nhiều sắc thái. Chính khả năng khô nhanh và bảng màu phong phú mà màu bột được nhiều họa sĩ khai thác để thể hiện các thể loại: tranh minh họa, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật,...
Nguyễn Sĩ Tốt, Em nào cũng được học cả, 1957 tranh màu(1)
(1) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 19)
Khi thực hành vẽ tranh bằng một Cần ít nước hơn màu nước nên họa sĩ có thể vẽ trên nhiều loại giấy thậm chí là giấy màu để tạo nên những hiệu ứng khác lạ.
Văn Giáo, Tam quan nội Văn Miếu, 1939, tranh màu bột(1)
Võ Lương Nhi, Cây, 1997, tranh màu bột(2)
Đỗ Sơn, Trâu và tuổi thơ, 1997, tranh màu bột(3)
Câu lệnh thực hành: Sưu tầm hình ảnh những bức tranh màu bột yêu thích của họa sĩ trong nước. Viết một bài luận giới thiệu về vẻ đẹp của những tác phẩm mĩ thuật này.
(1), (2), (3) Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 20)
NHẬN BIẾT
Một số lưu ý sử dụng màu bột trong thực hành vẽ tranh
Do khả năng che phủ khi khô nên màu bột có độ bao phủ các nét vẽ hoặc các lớp màu trước. Do đó, khi vẽ màu bột cần vẽ mỏng theo từng lớp không sử dụng màu bột vẽ dày để tránh bị nứt hay chảy thành vệt.
Phạm Viết Hồng Lam, Mùa đông, 1985, tranh màu bột(1)
Do lớp màu bột phía dưới dễ ảnh hưởng lên lớp phủ phía trên nên hãy bắt đầu với màu có tông trung tính hơn, để khô và sau đó tăng dần độ tương phản trong vùng tối và vùng sáng.
Văn giáo, Đêm nay Bác không ngủ, 1974, tranh màu bột(2)
(1), (2), Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 21)
Một số dạng bố cục thường gặp trong tranh màu bột
Bố cục trong tranh màu bột nói riêng hay bố cục trong thể loại hội họa nói chung có những nguyên tắc chung nhằm tạo nên một bức tranh hoàn thiện và có tính thẫm mĩ. Để có một bố cục phù hợp với ý tưởng sáng tạo: hoạ sĩ sắp xếp các yếu tố tạo hình như: màu sắc, đường nét, mảng khối, không gian, độ sáng - tối,... theo những nguyên lí tạo hình nhất định như lặp lại, cân bằng, tương phản, nhịp điệu, nhấn mạnh,... để tạo nên sự tương quan, hài hoà của các đối tượng (có thể là người, sự vật,... được sắp xếp trong khuôn hình và không giới hạn vào số lượng) trên bề mặt bức tranh.
Nguyễn Đỗ Cung, Tổ làm kíp lựu đạn, 1947, tranh màu bột(1)
Ở tác phẩm này, các nhân vật được sắp xếp theo bố cục ngang kết hợp với bố cục chéo trong khuôn hình với nguyên lí cân bằng, với mỗi nhân vật hướng vào sẽ có nhân vật quay ra trả lại hướng nhìn trong tranh. Các mảng sáng - tối được xử lí nhịp nhàng tạo kết cấu chắc chắn.
Bùi Xuân Phái, Phân xưởng nhuộm, tranh màu bột(2)
Tác phẩm được bố cục với nhiều khối hình xếp chéo vào sâu phía trong nhưng được cân bằng bởi hướng nhân vật đi ra.
(1), (2), Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 22)
Trần Lưu Hậu, Phong cảnh mùa xuân, 1980, tranh màu bột(1)
Ở tác phẩm này, những căn nhà sàn kết hợp với những tán cây hoa trắng giúp cân bằng và tăng cảm giác nhịp điệu trong bố cục bức tranh. Ngoài ra, tác giả khéo léo sắp xếp, kết hợp các lớp nhà tạo đường hút xử lí hiệu quả không gian của vùng núi, rừng.
Mai Văn Hiến, Gặp gỡ, tranh màu bột(2)
Bố cục trong tác phẩm này được xây dựng theo lối chính - phụ với nhóm chính là hình ảnh tiền cảnh người lính và chị nông dân, nhóm phụ là đoàn người phía sau. Hướng nhìn các nhân vật tập trung làm nổi bật nhóm chính tại trung tâm tác phẩm.
(1), (2), Nguồn: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam
(Trang 23)
Ma-ti-rốt Sa-ry-an (Martios Saryan), Hoa Phương Đông (Oriental flowers), 1916 tranh màu tempera(1)
Tác phẩm được thể hiện theo nguyên lí nhịp điệu. Đối tượng trong tranh được thể hiện theo hướng đơn giản và nhiều tính trang trí. Các mảng màu tương đồng được đặt lặp lại một cách có chủ ý, giúp đem lại cho bố cục cảm giác hấp dẫn, thú vị,...
Câu lệnh thực hành: Phác thảo theo một dạng bố cục mà em yêu thích.
(1) Nguồn: soviet-art.ru
(Trang 24)
EM CÓ BIẾT
Tranh sinh hoạt
- Đối tượng chính được thể hiện của tranh sinh hoạt là con người và những đồ vật cảnh trí mà con người sống và hoạt động hàng ngày như không gian trong nhà, khu chợ, đồng ruộng,...
- Tranh sinh hoạt cũng có phần chính và phần phụ giống các thể loại tranh khác.
+ Phần chính là các nhân vật được nhấn mạnh nhất. Phần chính cũng thường có nhân vật to hơn chi tiết rõ hơn màu sắc cũng mạnh hơn.
+ Phần phụ thường có nhân vật nhỏ hơn, ít chi tiết hơ. Đôi khi, phần phụ của bức tranh chỉ là các mảng vật thể, màu sắc tạo nhiệt độ để bổ trợ cho phần chính.
A-lếch-xan-đơ Rô-đét-ven-xki (Alexander Rozhdestvensky), Những đứa trẻ (Children), 1936, tranh màu bột(1)
Giữa hai phần chính và phụ luôn có mối quan hệ với nhau ở nhịp nào ở diện tích mảng miếng đậm nhạt chính phủ cũng luôn có những sự liên kết với nhau bởi đường nét và hình thể.
(1) Nguồn: soviet-art.ru
(Trang 25)
Các bước gợi ý cơ bản trong thực hành vẽ tranh màu bột
- Bước 1: Phác thảo ý tưởng ra giấy bằng chì
Gợi ý
• Chọn chủ đề mà mình định vẽ, lựa chọn số lượng nhân vật, đồ vật phù hợp với ý đồ muốn diễn tả.
• Lựa chọn hình thức bố cục.
• Phác nét thể hiện nhân vật.
1. Lựa chọn hình thức bố cục(1)
2. Phác số lượng nhân vật trong tranh(2)
3. Sắp xếp những đồ vật để làm rõ chủ đề bức tranh và xác định đậm - nhạt(3)
(1), (2), (3) Nguồn: Thùy Linh
(Trang 29)
(Trang 30)
EM CÓ BIẾT
- Khi vẽ các mảng lớn nên tạo những vệt bút để khi vẽ chồng màu tạo nên hiệu quả phối màu sinh động.
- Vẽ theo các lớp mỏng và vẽ chồng lên lớp trước để tạo độ chuyển mềm mại, tinh tế.
- Mỗi khi thay màu khác phải rửa sạch bút, không pha nhiều màu với nhau để tránh màu bị xỉn.
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
Nguyễn Anh, Quan họ, tranh màu bột(1)
Lê Phan Tuệ Chân, Chợ, tranh màu bột(2)
Phạm Gia Hưng, Trại chăn nuôi, tranh màu bột(3)
(1) Nguồn: Nguyễn Anh
(2) Nguồn: Lê Phan Tuệ Chân
(3) Nguồn: Phạm Gia Hưng
THẢO LUẬN
1. Trao đổi với các thành viên trong nhóm về tranh màu bột đã thực hiện theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Bố cục của bức tranh như thế nào?
- Hòa sắc trong tranh như thế nào? Màu sắc chủ đạo của bức tranh là gì?
- Bức tranh đem lại cảm nhận gì cho người xem?
2. Quan sát và nhận xét các bức tranh sau có điều gì chưa phù hợp trong xây dựng bố cục.
Lê Văn Quân, Làm gốm, tranh màu bột(1)
Trịnh Hà Phương, Tĩnh vật, tranh màu goát(2)
(1) Nguồn: Lê Văn Quân
(2) Nguồn: Trịnh Hà Phương
(Trang 31)
VẬN DỤNG
Sử dụng chất liệu màu bột (hoặc chất liệu tương đương) để vẽ poster giới thiệu về một loại hình di sản phi vật thể em yêu thích.
Sản phẩm mĩ thuật của học sinh
Đỗ Huyền My, poster giới thiệu về tranh dân gian Đông Hồ(1)
Nguyễn Nguyệt Anh, poster giới thiệu về nghệ thuật Tuồng(2)
(1) Nguồn: Đỗ Huyền My
(2) Nguồn: Nguyễn Nguyệt Anh
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn