Nội Dung Chính
(Trang 34)
Yêu cầu cần đạt: • Lí thuyết âm nhạc: Nhận biết được một số hợp âm của các giọng: Son trưởng, Mi thứ, biết ghi chép các bản nhạc. • Đọc nhạc: Đọc đúng cao độ gam Mi thứ; đọc đúng cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 4; cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè. • Hát: Mở rộng âm vực giọng hát, hát đúng cao độ, trường độ, thuộc lời ca; biết hát hợp xướng, điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hoà. • Nhạc cụ: Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hoà tấu hoặc đệm cho bài hát, bản nhạc. • Thường thức âm nhạc: Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới; kể được tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn; cảm nhận được giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm âm nhạc. |
(Trang 35)
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
CÁC HỢP ÂM BA CHÍNH
CỦA GIỌNG SON TRƯỞNG, MI THỨ
Quan sát các bản nhạc dưới đây và cho biết hai trích đoạn ca khúc đã được thêm kí hiệu nào.
Màu cờ tôi yêu
(Trích)
Nhạc: Phạm Tuyên
Lời: thơ Diệp Minh Tuyền
Hồng như màu của bình minh. Đỏ như màu máu của
(Cờ) bay màu của niềm tin. Đỏ như lời hứa của
mình, tim ơi! Búa liềm vàng rực giữa
mình, em ơi! Suốt đời lòng dặn giữ
trời, là niềm hi vọng chói ngời tim ta.
lời, đường dài muôn dặm chớ rời tay nhau.
Hát mãi khúc quân hành
(Trích)
Nhạc và lời: Diệp Minh Tuyền
Nhịp đi
Em
Đời mình là một khúc quân hành. BĐời mình là bài
ca chiến sĩ. Ta ca vang, triền miên qua tháng ngày.
Lượn bay trên núi rừng biên cương đến nơi đảo xa.
(Trang 36)
1. Các hợp âm ba chính của giọng Son trưởng
Giọng Son trưởng có ba hợp âm ba chính được thành lập trên các bậc: bậc I, bậc IV và bậc V, các hợp âm này đều là hợp âm ba trưởng.
Ví dụ:
Hợp âm bậc I | Hợp âm bậc IV | Hợp âm bậc V |
Các hợp âm ba chính của giọng Son trưởng thường mang tính chất tươi sáng, khoẻ khoắn.
2. Các hợp âm ba chính của giọng Mi thứ
Giọng Mi thứ có ba hợp âm ba chính được thành lập trên các bậc: bậc I, bậc IV và bậc V, các hợp âm này đều là hợp âm ba thứ.
Hợp âm bậc I | Hợp âm bậc IV | Hợp âm bậc V |
Khi dùng giọng Mi thứ hoà thanh, hợp âm bậc V là hợp âm ba trưởng, gồm 3 âm, có tên gọi là Si trưởng, kí hiệu là B.
Hợp âm bậc V
Hợp âm bậc I và bậc IV, V của giọng Mi thứ thường mang tính chất mềm mại, êm dịu.
Hợp âm bậc V của giọng Mi thứ hoà thanh thường mang tính chất tươi sáng, khoẻ khoắn.
1. Trong giọng Son trưởng, các hợp âm ba chính có tính chất như thế nào? 2. Trong giọng Mi thứ hoà thanh, các hợp âm ba chính có tính chất như thế nào? |
(Trang 37)
Đặt hợp âm ba chính cho Bài đọc nhạc số 1 và Bài đọc nhạc số 4. |
ĐỌC NHẠC
1. Luyện đọc gam Mi thứ hoà thanh
2. Đọc các âm ổn định của giọng Mi thứ
3. Luyện đọc quãng 2, quãng 4 của giọng Mi thứ hoà thanh
1. Luyện tập gõ theo tiết tấu
2. Bài đọc nhạc số 4
Biên soạn: Xuân Cung
Chậm - Nhẹ nhàng, tình cảm
(Trang 38)
3. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm
Sử dụng nhạc cụ gõ để đệm cho Bài đọc nhạc số 4 theo mẫu dưới đây:
1. Giải thích các kí hiệu có trong Bài đọc nhạc số 4. 2. Nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 4. |
Thay thế tên nốt nhạc bằng vocalise âm “a” để trình bày Bài đọc nhạc số 4 và nêu cảm nhận về sự hoà quyện âm thanh giữa các bè xuất hiện trong bài. |
HÁT
Tìm bốn quãng đơn khác nhau trong giai điệu của bài hát Cánh đồng yên tĩnh.
1. Khởi động giọng
Ma a a a a a a a a
– Lấy hơi sâu, đặt âm nhẹ nhàng, thả lỏng cơ mặt, miệng mở rộng, hàm dưới buông mềm mại.
– Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm âm phù hợp.
(Trang 39)
2. Học hát hợp xướng
Cánh đồng yên tĩnh
Dân ca Nga cải biên
Lời dịch: Hoàng Long
Chuyển soạn hợp xướng: Xuân Cung
Chậm - Nhẹ nhàng, tình cảm
Nữ 1
Một cánh chim từ đâu lướt bay
Dòng nước xanh lượn quanh khắp thôn
Chiều xuống nhanh đồng quê sống thanh
Nữ 2
Một cánh chim từ đâu lướt bay
Dòng nước xanh lượn quanh khắp thôn
Chiều xuống nhanh đồng quê sống thanh
Nam
về. A... có tiếng ca nghe dịu
làng. đã khuất xa trong sương
bình. khói bếp vương trong sương
về. A... có tiếng ca nghe dịu
làng. đã khuất xa trong sương
bình. khói bếp vương trong sương
Thoáng trong chiều nắng A...
Bóng con thuyền trôi
Xóm thôn lặng lẽ
(Trang 40)
dàng. lời hát sao êm đềm.
mờ. gợi khúc ca tâm tình.
chiều. càng thiết tha bao tình.
dàng. lời hát sao êm đềm.
mờ. gợi khúc ca tâm tình.
chiều. càng thiết tha bao tình.
Vang theo làn gió sao êm đềm.
Không gia trầm lắng ca tâm tình.
Quê hương đầm ấm tha bao tình.
Cánh đồng yên tĩnh là bài dân ca quen thuộc của nước Nga. Giai điệu âm nhạc mềm mại, dàn trải, lời ca sâu lắng, tâm tình. Hình ảnh về cánh đồng bao la, yên bình, nơi có dòng suối mát lành chảy quanh những ngôi làng nhỏ giúp người nghe cảm nhận rõ một khung cảnh thật tươi đẹp, thanh bình và ấm áp. |
1. Giai điệu của các bè khác nhau ở chỗ nào? 2. Chép lại bè 1, bè 2 và lời 1 của bài Cánh đồng yên tĩnh. |
Thay lời ca trong bài Cánh đồng yên tĩnh bằng nguyên âm “a” hoặc “ô” và thể hiện giai điệu của bài hát bằng hình thức vocalise. |
NHẠC CỤ
Thực hành mẫu tiết tấu dưới đây bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể:
1. Luyện mẫu âm
(Trang 41)
2. Luyện tập giai điệu
3. Hoà tấu
Cánh đồng yên tĩnh
Dân ca Nga cải biên
Lời dịch: Hoàng Long
Chậm - Nhẹ nhàng, tình cảm
Một cánh chim từ đâu lướt bay
Dòng nước xanh lượn quanh khắp thôn
Chiều xuống nhanh đồng quê sống thanh
về. Thoáng trong chiều nắng có tiếng ca nghe dịu
làng. Bóng con thuyền trôi đã khuất xa trong sương
bình. Xóm thôn lặng lẽ khói bếp vương trong sương
(Trang 42)
dàng. Vang theo làn gió lời hát sao êm đềm.
mờ. Không gian trầm lắng gợi khúc ca tâm tình.
chiều. Quê hương đầm ấm càng thiết tha bao tình.
Sử dụng phần nhạc cụ hoà tấu ở bài trên để đệm cho hợp xướng Cánh đồng yên tĩnh. |
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC PHƯƠNG TÂY
Từ khi xuất hiện đến nay, nghệ thuật âm nhạc phương Tây đã trải qua nhiều thời kì như: âm nhạc Nguyên thuỷ, âm nhạc Hy Lạp cổ đại, âm nhạc Trung cổ, âm nhạc Phục hưng, âm nhạc Tiền cổ điển (Baroque), âm nhạc Cổ điển, âm nhạc Lãng mạn, âm nhạc Thế kỉ XX,... Mỗi thời kì âm nhạc đều có những đặc điểm và phong cách riêng.
1. Âm nhạc thời kì Nguyên thuỷ
Đây là thời kì con người bước đầu biết chế tạo nhạc cụ để mô phỏng những âm thanh có trong thế giới tự nhiên như tiếng chim, tiếng lá rơi,... Nhạc cụ đầu tiên được chế tác là nhạc cụ gõ, sau đó là nhạc cụ hơi.
2. Âm nhạc thời kì Hy Lạp cổ đại
Được bắt đầu từ thế kỉ thứ VI trước Công nguyên. Thời kì này âm nhạc đã phát triển mạnh mẽ và khá gần với toán học. Dựa trên cơ sở toán học của Pythagoras, người Hy Lạp cổ đại đã tìm ra một số thang âm dựa trên vòng quãng năm. Người Hy Lạp cổ đại cũng tìm ra nhóm tiết tấu cơ bản là ngắn (tương đương móc đơn) và dài (tương đương nốt đen) dựa trên nhịp thơ. Ngoài các nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi, một số nhạc cụ gảy được sử dụng phổ biến ở thời kì này là đàn lyre và đàn cithara.
(Trang 43)
Hình 4.1. Nhạc sĩ Ai Cập trong bức phù điều từ Nhà nguyện Đỏ của Hatshepsut ở Đền Karnak gần Luxor (Thebes), Ai Cập
3. Âm nhạc thời kì Trung cổ Kéo dài trong khoảng 800 năm, kết thúc vào thế kỉ thứ XV. Đây là thời kì hình thành nên hệ thống kí hiệu nốt nhạc và lí thuyết âm nhạc, làm nền tảng cho sự phát triển âm nhạc cho đến ngày nay. Thời kì này đã xuất hiện hai loại âm nhạc đó là âm nhạc nhà thờ và âm nhạc thế tục. Tuy nhiên, âm nhạc nhà thờ đóng vị trí quan trọng hơn. Từ thế kỉ thứ IX, âm nhạc phức điệu bắt đầu chiếm một vị trí quan trọng và dần dần đóng vai trò chính trong sự phát triển của âm nhạc thời kì Trung cổ. 4. Âm nhạc thời kì Phục hưng Bắt đầu từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII. Các nhạc sĩ muốn quay trở lại với những vẻ đẹp của âm nhạc có từ thời kì Hy Lạp cổ đại. Họ chú trọng tới vấn đề điệu thức và hoà âm. Thời kì này âm nhạc phức điệu nhà thờ đã phát triển rất rực rỡ. Nhạc sĩ tiêu biểu là Orlando di Lasso. | Hình 4.2. Hình dáng các nốt nhạc ở thời kì Trung cổ Hình 4.3. Ở thời kì Phục hưng, đàn harpsichord đã được sử dụng rộng rãi |
(Trang 44)
5. Âm nhạc thời kì Tiền cổ điển (Baroque) Bắt đầu từ khoảng thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII. Đây là thời kì âm nhạc phức điệu đạt đến đỉnh cao và bắt đầu hình thành thể loại nhạc kịch. Nhạc sĩ tiêu biểu là Claudio Monteverdi, Antonio Vivaldi, Jean-Philippe Rameau, Georg Friedrich Handel, Jean-Sebastien Bach,... 6. Âm nhạc thời kì Cổ điển Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Đây là thời kì âm nhạc chủ điệu đóng vai trò quan trọng. Thời kì này cũng đã định hình ra biên chế dàn nhạc giao hưởng cũng như một số hình thức âm nhạc quan trọng còn được sử dụng cho đến ngày nay như hình thức sonata và liên khúc sonata. Các nhạc sĩ tiêu biểu là Christoph Willibald Ritter von Gluck, Franz Joseph Haydn, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven. 7. Âm nhạc thời kì Lãng mạn Bắt đầu hình thành và phát triển ở thế kỉ XIX, âm nhạc lãng mạn chú trọng nhiều đến cảm xúc của người nhạc sĩ. Thời kì này đã đánh dấu sự ra đời của thể loại giao hưởng thơ và sự lên ngôi của thể loại ca khúc có phần đệm piano được phổ thơ. Nhạc sĩ tiêu biểu là Franz Peter Schubert, Felix Mendelssohn, ohn, Fry Franciszek Chopin, Franz Liszt. 8. Âm nhạc Thế kỉ XX Âm nhạc Thế kỉ XX được phát triển rất đa dạng với sự ra đời của nhiều trường phái và quan điểm sáng tác khác nhau: Trường phái âm nhạc Ấn tượng luôn chú trọng đến vẻ đẹp của âm nhạc, chú ý khai thác chất liệu âm nhạc phương Đông. Nhạc sĩ tiêu biểu là Claude Debussy và Maurice Ravel. Trường phái âm nhạc Biểu hiện đưa ra một quan niệm mới về vẻ đẹp bằng việc phá bỏ âm nhạc có điệu tính. Nhạc sĩ tiêu biểu là Arnold Schoenberg. | Hình 4.4. Claudio Monteverdi (1567-1643)
Hình 4.5. Ludwig van Beethover (1770-1827) Hình 4.6. Fryderyk Franciszek Chopin (1810-1849) Hình 4.7. Arnold Schoenberg (1874-1951) |
(Trang 45)
Trường phái âm nhạc Tân cổ điển muốn quay trở lại những vẻ đẹp kinh điển bằng một ngôn ngữ âm nhạc mới. Nhạc sĩ tiêu biểu là Igor Stravinsky.
Trường phái Tiền phong muốn xoá bỏ mọi niêm luật trong sáng tác, thậm chí là cả nốt nhạc, luật nhịp để đưa người nghe đến những quan điểm mới về thưởng thức âm nhạc. Nhạc sĩ tiêu biểu là John Cage, Krzysztof Penderecki.
Nghe Bài ca người chèo thuyền thành Venice (Venetian Boat Song) của Felix Mendelssohn
Hơi chậm
Bài ca người chèo thuyền thành Venice là một tiểu phẩm viết cho piano nằm trong tuyển tập Bài ca không lời của nhạc sĩ Felix Mendelssohn, được viết ở hình thức hai đoạn đơn. Bản nhạc gợi cho người nghe liên tưởng đến khung cảnh người chèo thuyền trên sông thông qua âm hình đệm của bè tay trái và tính chất trữ tình nhờ vào nét giai điệu giàu chất hát của bè tay phải. |
(Trang 46)
1. Nêu vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc thế giới và kể tên một số nhạc sĩ tiêu biểu của từng giai đoạn. 2. Nêu cảm nhận của em sau khi nghe Bài ca người chèo thuyền thành Venice của Felix Mendelssohn. |
Tìm và thiết kế PowerPoint (12 - 15 slide, có thể kèm ảnh minh hoạ) giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ tiêu biểu trong nền âm nhạc thế giới. |
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn