BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM Á | Địa Lý | PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống


(Trang 67)

| KHU VỰC TÂY NAM Á |

Diện tích đất: khoảng 7 triệu km²

Số dân: 402,5 triệu người (năm 2020)

Khu vực Tây Nam Á nằm ở ngã ba của ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi. Khu vực Tây Nam Á có các hoang mạc rộng lớn, sở hữu trữ lượng dầu mỏ phong phú bậc nhất thế giới nhưng còn tồn tại những vấn đề chính trị, xung đột tôn giáo và sắc tộc mang tính lịch sử. Các đặc điểm tự nhiên và dân cư, xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?

1. PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Tây Nam Á gồm 20 quốc gia có diện tích đất khoảng 7 triệu km².

Khu vực Tây Nam Á nằm ở phía tây nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 12°B đến 42°B và trong khoảng kinh độ từ 27°Đ đến 73°Đ, vị trí được ví như cầu nối giữa ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi, ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo lớn, trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. Tây Nam Á tiếp giáp với nhiều biển và vịnh biển (Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải, Biển Đen), thông ra Đại Tây Dương

ở phía bắc và Ấn Độ Dương ở phía nam. ÔC SỐNG ng Hải với Ấn Độ Dương có Kênh Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hải quốc tế, giúp rút ngắn quãng đường di chuyển từ các khu vực ven Đại Tây Dương sang các khu vực ven Ấn Độ Dương.

Phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đã tạo nên một khu vực Tây Nam Á có khí hậu chủ yếu là khô nóng nhưng có tài nguyên khoáng sản phong phú. Đặc biệt, Tây Nam Á có vị trí địa chính trị quan trọng do nằm giữa ba châu lục; án ngữ các tuyến đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, có tuyến đường biển huyết mạch dẫn đến các mỏ dầu khítrữ lượng lớn của các quốc gia vùng vịnh Péc-xích.

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-0

Dựa vào thông tin mục I và hình 15.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

(Trang 68)

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Địa hình và đất

Khu vực Tây Nam Á có các dạng địa hình: núi, sơn nguyên và đồng bằng.

Địa hình núi, sơn nguyên bao gồm: dãy Cáp-ca, dãy Hin-đu Cúc, sơn nguyên I-ran, sơn nguyên A-na-tô-li, sơn nguyên A-ráp. Giữa các dãy núi là các thung lũng. Địa hình chia cắt, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, trồng trọt và cư trú. Đất chủ yếu là đất nâu đỏ xa van, có thể phát triển chăn nuôi gia súc.

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-1

Hình 15.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á

Địa hình đồng bằng bao gồm: đồng bằng Lưỡng Hà do sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp là đồng bằng lớn nhất của khu vực, các đồng bằng nhỏ ở ven vịnh Péc-xích, Địa Trung Hải,... Các đồng bằng tương đối bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp và cư trú.

(Trang 69)

Tây Nam Á có nhiều hoang mạc lớn như Xi-ri, Nê-phút, Rúp-en Kha-li. Đất chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, không thuận lợi cho canh tác.

2. Khí hậu

Tây Nam Á nằm trong đới khí hậu cận nhiệt và đới khí hậu nhiệt đới, với kiểu khíhậu lục địa là chủ yếu nên khô nóng vào mùa hè, khô lạnh vào mùa đông.

Khí hậu có sự phân hoá theo chiều bắc – nam. Vùng phía bắc có khí hậu cận nhiệt: ven Địa Trung Hải có lượng mưa trung bình năm khoảng 500 mm, càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Vùng phía nam có khí hậu nhiệt đới, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa và giữa ngày – đêm lớn, lượng mưa trung bình dao động từ 100 – 300 mm/năm. Ở các khu vực miền núi, sơn nguyên khí hậu phân hoá theo độ cao.

Nhìn chung, khí hậu Tây Nam Á ít thuận lợi cho cư trú và trồng trọt. Vùng ven biển khí hậu thuận lợi hơn cho hoạt động trồng trọt và cư trú.

3. Sông, hồ

Mạng lưới sông ngòi của Tây Nam Á thưa thớt và phần lớn bắt nguồn từ vùng núi và sơn nguyên ở phía bắc. Hai con sông lớn Ti-grơ (dài 1900 km) và Ơ-phrát (dài 2 800 km) hình thành nên đồng bằng màu mỡ thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đây cũng là nơi phát triển nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại. Các con sông khác ít nước, thường chỉ có nước vào mùa mưa gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-2

15.2. Một đoạn sông đoạn sông Ơ-phrát chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ Hình

Các hồ lớn và có giá trị của khu vực Tây Nam Á là hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ), hồ Ga-li-lê (I-xra-en), Biển Chết (hồ chứa nước có độ mặn cao nhất thế giới)....

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các quốc gia khu vực Tây Nam Á. Tuy nhiên nguồn nước ngầm trong khu vực thường nằm ở độ sâu lớn, khó khai thác.

4. Khoáng sản

Khu vực Tây Nam Á sở hữu trên 50% trữ lượng dầu mỏ và khoảng 40% trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (năm 2020), tập trung ở các quốc gia vùng vịnh Péc-xích. Ngoài ra, Tây Nam Á còn có những tài nguyên khoáng sản khác như than đá, sắt, crôm, đồng, phốt phát,...

EM CÓ BIẾT?

Vịnh Péc-xích nằm giữa sơn nguyên l-ran và bán đảo A-ráp. Các quốc gia giáp vịnh là: I-rắc, Cô-oét, A-rập Xê-út, Ca-ta, Ba-ranh, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất. Vùng thềm lục địa và duyên hải của vịnh Péc-xích có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên trữ lượng hàng đầu thế giới. Đây là tiền đề quan trọng để các quốc gia ven vịnh Péc-xích phát triển kinh tế – xã hội.

(Trang 70)

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-3

A-rập

Xê-út

I-ran I-rắc Cô-oét Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất Ca-ta

Dầu mỏ (tỉ tấn)

- So với thế giới (%)

40,9

17,2

21,7

9,1

19,6

8,4

14,0

5,9

13,0

5,6

2,6

1,5

Khí tự nhiên (nghìn tỉ m³)

- So với thế giới (%)

6,0

3,2

32,1

17,1

3,5

1,9

1,7

0,9

5,9

3,2

24,7

13,1

(Nguồn: Tập đoàn dầu khí BP, 2022)

Dầu khí là động lực phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực; tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài.

5. Sinh vật

Sinh vật của khu vực Tây Nam Á nghèo nàn. Hoang mạc và bán hoang mạc là cảnh quan điển hình của khu vực này nên thực vật chủ yếu là cây bụi gai, động vật phần lớn là các loài bò sát và gặm nhấm nhỏ. Khu vực ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng. Tây Nam Á có một số khu bảo tồn, vườn quốc gia nhằm bảo tồn nguồn gen và có giá trị phát triển du lịch như: E-in A-dat (I-xra-en), Khu bảo tồn sa mạc Đu-bai (Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất)....

6. Biển

Tây Nam Á tiếp giáp nhiều biển, bao gồm: Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Đỏ, biển A-ráp, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Tuyến đường biển từ Địa Trung Hải qua Biển Đỏ đến Ấn Độ Dương là tuyến đường thương mại trên biển quan trọng. Thông qua Biển Đen và biển Ca-xpi, khu vực Tây Nam Á dễ dàng kết nối với các khu vực khác của châu Á và các nước châu Âu. Ngoài ra, một số vùng biển có thể phát triển ngành thuỷ sản và du lịch biển.

? Dựa vào thông tin mục II và hình 15.1, hãy:

- Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Tây Nam Á là khu vực ít dân. Năm 2020, số dân của khu vực là 402,5 triệu người, chiếm 5,2% số dân toàn thế giới. Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số khu vực còn khá cao (1,6% năm 2020).

(Trang 71)

Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á là người Ả-rập (hơn 50% số dân). Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái, Cuốc,...

Tây Nam Á có tỉ lệ nam nhiều hơn nữ trong tổng số dân và có xu hướng tăng. Năm 2020, tỉ lệ nam chiếm 52%, tỉ lệ nữ chiếm 48% tổng số dân. Khu vực này có nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ nam nhiều hơn nữ như: Ca-ta, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ba-ranh, A-rập Xê-út.

Tây Nam Á có cơ cấu dân số trẻ, nhiều quốc gia trong khu vực đang bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng nên có lực lượng lao động dồi dào. Đây là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.

EM CÓ BIẾT?

Các quốc gia có người Ả-rập chiếm số đông trong dân cư được gọi là các nước Ả-rập, bao gồm: Ba-ranh, I-rắc, Cô-oét, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Ô-man, Ca-ta, Pa-le-xtin, A-rập Xê-út, Xi-ri, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Y-ê-men.

Khoảng 90% lực lượng lao động của Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất là lao động nhập cư, đến từ các quốc gia như: Băng-la-đét, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Phi-líp-pin.

BẢNG 15.2. SỐ DÂN VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI KHU VỰC TÂY NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 – 2020

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-4 2000 2010 2020
Số dân (triệu người) 271,0 335,1 402,5

Cơ cấu dân số (%):

Dưới 15 tuổi

Từ 15 đến 64 tuổi

- Từ 65 tuổi trở

36,4

59,1

4,5

31,0

64,2

4,8

28,7

65,6

5,7

(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)

Tây Nam Á có mật độ dân số khá thấp (khoảng 60 người/km², năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các vùng, các quốc gia. Vùng phía bắc, đồng bằng, ven biển và những vùng khai thác dầu mỏ quan trọng là những nơi tập trung đông dân nhất.

Tỉ lệ dân thành thị của khu vực cao, năm 2020 là 72% (trung bình thế giới là 56,2%). Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là Cô-oét (100%), I-xra-en (92,6%), Gioóc-đa-ni (91,4%); thấp nhất là Y-ê-men (37,9%). Các thành phố lớn nhất của khu vực là I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ), Bát-đa (I-rắc),

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-5

Hình 15.3. Một góc thành phố Tê-hê-ran, I-ran

(Trang 72)

Tê-hê-ran (I-ran), Ri-át (A-rập Xê-út). Các thành phố là những trung tâm kinh tế phát triển, thu hút dân cư và lao động.

hinh-anh-bai-15-vi-tri-dia-li-dieu-kien-tu-nhien-dan-cu-va-xa-hoi-khu-vuc-tay-nam-a-12311-6

Hình 15.4. Bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á năm 2020

? Dựa vào thông tin mục 1 và hình 15.4, hãy:

- Nêu đặc điểm dân cư của khu vực Tây Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế – xã hội khu vực.

2. Xã hội

Tây Nam Á là nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Hồi giáo là tôn giáo phổ biến trên toàn khu vực.

Tây Nam Á là nơi xuất hiện của một trong những nền văn minh cổ đại, cũng là nơi có nhiều di sản vật thể và phi vật thể nổi tiếng thế giới được UNESCO công nhận như: thành cổ Pê-tra (Gioóc-đa-ni), thành cổ Shi-bam (Y-ê-men), thành phố di sản Sa-ma-ra

(Trang 73)

(I-rắc),... Khu vực có nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngày càng nâng cao nhưng có sự phân hoá giữa các nước, các nhóm dân cư trong một nước.

BẢNG 15.3. TUỔI THỌ TRUNG BÌNH VÀ SỐ NĂM ĐI HỌC TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC TÂY NAM Á NĂM 2000 VÀ NĂM 2020

Quốc gia

Tuổi thọ trung bình

(năm)

Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên

(năm)

Năm 2000 Năm 2020 Năm 2000 Năm 2020
I-xra-en 79,8 82,4 10,6 13,3
Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất 74,4 78,9 8,4 12,7
I-ran 69,7 74,8 8,5 10,6
Y-ê-men 62,6 64,7 1,2 3,2

Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,... xảy ra trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình an ninh chính trị bất ổn đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

? Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích ảnh  hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế – xã hội khu vực Tây Nam Á.

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?

2. Dựa vào bảng 15.2, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và 2020. Nêu nhận xét.

Sưu tầm thông tin, viết một bài giới thiệu ngắn về cảnh quan hoang mạc hoặc một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á.

Tin tức mới


Đánh giá

BÀI 15: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM Á | Địa Lý | PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA - Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Địa Lý

  1. PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI THẾ GIỚI
  2. PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

    PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

Tin tức mới

Môn Học Lớp 11 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Âm Nhạc

Công Nghệ

Công Nghệ Công Nghệ Cơ Khí

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

GDTC Bóng Đá

GDTC_Bóng Rổ

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

Lịch sử

Mỹ Thuật Hội Hoạ

Mỹ Thuật_Lý Luận Và Lịch Sử Mỹ Thuật

Ngữ Văn Tập 1

Ngữ Văn Tập 2

Sinh Học

Địa Lý

Tin Học

Toán tập 1

Vật lý

Giải bài tập Toán 11 Tập 2

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.