(Trang 80)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Phát biểu được khái niệm bài tiết và trình bày vai trò của bài tiết.
- Trình bày được vai trò của thận trong bài tiết và cân bằng nội môi.
- Nêu được khái niệm: nội môi, cân bằng nội môi và giải thích được cơ chế chung điều hoà nội môi.
- Nêu được một số cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi và một số hằng SỐ NỘI MÔI.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thận và các biện pháp phòng tránh một số bệnh liên quan đến thận và bài tiết như suy thận, sỏi thận,...
- Nêu được tầm quan trọng của việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá liên quan đến cân bằng nội môi và giải thích được kết quả xét nghiệm.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể? |
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TIẾT
Bài tiết là quá trình loại bỏ ra khỏi cơ thể các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá mà cơ thể không sử dụng, các chất độc hại và các chất dư thừa.
Nhờ có bài tiết, các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá, các chất độc hại, các chất dư thừa bị đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu các chất này tích tụ lại trong cơ thể sẽ gây mất cân bằng nội môi, gây tổn thương tế bào, cơ quan, dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong. Các chất bài tiết như CO₂, urea, uric acid, creatinin, bilirubin,... được thải ra ngoài nhờ các cơ quan bài tiết (Bảng 13.1). SONG
Bảng 13.1. Các cơ quan bài tiết chủ yếu và các sản phẩm bài tiết ở người
Cơ quan bài tiết | Sản phẩm bài tiết chính |
Phổi | CO₂ |
Thận | Nước tiểu (gồm nước, urea, uric acid, creatinin, chất vô cơ dưới dạng ion như Na+, K+, H+, Ca2+, CI, HCO,...) |
Da | Mồ hôi (gồm nước, một ít chất vô cơ và urea) |
Hệ tiêu hoá | Bilirubin |
(Trang 81)
II. THẬN VÀ CHỨC NĂNG TẠO NƯỚC TIỂU
1. Cấu tạo của thận
Ở người, hai quả thận thuộc hệ tiết niệu có chức năng lọc máu tạo nước tiểu. Mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng một triệu đơn vị chức năng, gọi là nephron hay đơn vị thận. Các nephron tạo nên phần vỏ và phần tuỷ thận. Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận và ống thận. Mỗi ống góp thu nhận nước tiểu từ một số nephron, hấp thụ bớt nước và chuyển nước tiểu chính thức vào bể thận, sau đó qua niệu quản vào bàng quang (H 13.1).
Hình 13.1. Cấu tạo hệ tiết niệu (a); Cấu tạo thận bố dọc (b); Cấu tạo một nephron (c)
2. Chức năng tạo nước tiểu của thận
Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn được mô tả ở Hình 13.2.
Mỗi ngày có khoảng 1700-1800L máu chảy qua thận và tạo ra khoảng 180 L dịch lọc cầu thận (còn gọi là nước tiểu đầu). Dịch lọc cầu thận có thành phần tương tự như máu, nhưng không có tế bào máu và protein huyết tương. Nhờ quá trình tái hấp thụ chất dinh dưỡng và tiết chất thải của các tế bào ống thận và ống góp nên chỉ còn 1,5 – 2 L nước tiểu chính -thức được tạo thành và thải ra ngoài mỗi ngày.
Hình 13.2. Quá trình hình thành nước tiều ở nephron
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn