Nội Dung Chính
Trang 30
Yêu cầu cần đạt:
• Thực hiện được đường nét chỉ huy một số loại nhịp và kĩ thuật diễn tả âm nhạc.
• Cảm nhận được nội dung, tình cảm của tác phẩm.
• Nhận xét, tự đánh giá được khả năng thể hiện các kĩ thuật chỉ huy của bản thân và người khác.
MỞ ĐẦU
Xem trích đoạn chương IV Bản giao hưởng số 9 của L. V. Beethoven phần hợp xưởng và dàn nhạc. Nêu cảm nhận về hoạt động của người chỉ huy trên sân khấu (vị trí đứng, hoạt động của hai tay, ánh mắt, cử chỉ,...).
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Khái niệm về chỉ huy
Chỉ huy là hoạt động của người điều khiển dàn đồng ca, dàn hợp xướng, dàn nhạc thực hiện tác phẩm âm nhạc. Người chỉ huy sử dụng các động tác đôi tay, cử chỉ, nét mặt để thực hiện việc điều khiển.
2. Tư thế của người chỉ huy
a) Đầu và mặt
Đầu và mặt người chỉ huy luôn hướng thẳng về phía diễn viên.
Hình 3.1. Hướng đầu và mặt của người chỉ huy
Trang 31
b) Tư thế đứng
Tư thế đứng tự nhiên nhất là hai bàn chân mở song song khoảng 20 cm hoặc một bên hơi nhích lên phía trước một chút và đứng vững trên hai chân. Không nên đứng mở chân quá rộng hay quá hẹp.
Hình 3.2. Tư thế đứng của người chỉ huy
c) Phạm vi hoạt động của hai tay
– Cánh tay chuyển động theo chiều dọc không cao quá đỉnh đầu và thấp quá dưới ngang thắt lưng.
– Cánh tay chuyển động theo chiều ngang, không mở rộng duỗi thẳng cánh tay và không thu hẹp bắt chéo.
– Lòng bàn tay úp xuống tự nhiên.
3. Đường nét chỉ huy cơ bản
a) Nhịp 2 phách
Cách đánh nhịp 2 phách được quy định bởi hai hướng ngược nhau, tương ứng với hai động tác là đánh xuống (phách 1) và đánh lên (phách 2).
Trang 32
a) Hướng chuyển động
Tay phải
Tay trái
b) Đường nét chỉ huy
Hình 3.3. Nhịp 2 phách
b) Nhịp 3 phách
Cách đánh nhịp 3 phách được quy định bởi ba hướng khác nhau, tương ứng với ba động tác là đánh xuống (phách 1), đánh ra phía ngoài (phách 2) và đánh lên (phách 3).
a) Hướng chuyển động
Tay trái
Tay phải
b) Đường nét chỉ huy
Hình 3.4. Nhịp 3 phách
c) Nhịp 4 phách
Cách đánh nhịp 4 phách được quy định bởi bốn hướng khác nhau, tương ứng với bốn động tác: đánh xuống (phách 1), đánh vào phía trong (phách 2), đánh ra phía ngoài (phách 3) và đánh lên (phách 4).
a) Hướng chuyển động
Tay trái
Tay phải
b) Đường nét chỉ huy
Hình 3.5. Nhịp 4 phách
Trang 33
4. Một số động tác diễn tả âm nhạc trong chỉ huy
a) Động tác lấy đà
• Khái niệm:
Lấy đà là động tác chuẩn bị diễn xướng được thể hiện qua tín hiệu của đôi tay người chỉ huy.
• Động tác lấy đà mở đầu:
Là động tác dẫn dắt dàn hợp xướng/dàn nhạc khởi xướng/khởi tấu.
Động tác lấy đà cho dàn hợp xướng bắt vào đầu phách: động tác thường được thực hiện trước một phách.
Ví dụ 1:
Nối vòng tay lớn
(Trích)
Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
Vừa phải
Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta
đi vòng tay lớn mãi, để nối sơn hà.
Hướng dẫn thực hiện: – Thực hiện đường nét chỉ huy nhịp 2 phách. – Lấy đà phách 1 cho khởi xưởng phách 2. – Phách lấy đà bắt đầu từ dấu chấm phách 1 theo hướng mũi tên, chuyển động sang vị trí dấu chấm phách 2 (đường nét liền), Hình 3.6. ![]() Hình 3.6. Lấy đà phách 1 |
Động tác lấy đà cho âm thanh bắt vào phần nhẹ của phách: động tác thường được nhắn vào đầu phách để tạo đà cho dàn hợp xướng bắt vào từ phần nhẹ của phách.
Trang 34
Ví dụ 2:
Biết ơn Võ Thị Sáu
(Trích)
Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn
Vừa phải
Mùa hoa lê ki ma nở. Ở quê ta miền Đất
hoa lê ki ma nở. Đời sau vẫn còn nhắc
Đỏ. Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã
nhở. Sông núi đất nước ơn người anh hùng đã...
chết, cho mùa
chết cho đời sau.
Hướng dẫn thực hiện: – Thực hiện đường nét chỉ huy nhịp 2 phách. – Lấy đà phách 2 cho khởi xưởng nửa sau phách 2. – Phách lấy đà bắt đầu từ dấu chấm phách 2 theo hướng mũi tên (đường nét liền hình 3.7). ![]() Hình 3.7. Lấy đà nửa phách 2 |
• Động tác lấy đà xen kẽ giữa các phách:
Động tác giữ chức năng kép vừa lấy hơi cho dàn hợp xướng thực hiện ý nhạc, câu nhạc mới vừa đảm bảo sự đầy đủ âm thanh theo yêu cầu của tác phẩm.
Trang 34
Ví dụ 3:
Hát trong mưa
(Trích)
Nhạc: Pháp
Lời Việt: Tạ Phước
Hơi nhanh - Vui
Bè 1
(Nhạc dạo)
Bè 2
Ngoài
kia trời mưa tí tách, nào bạn ơi chúng mình cùng ca.
Cùng nhau ta vui câu
ca và mặc cho ông trời càng mưa. Trời
mưa thì mặc trời mưa, ta cứ hát hoà cùng mưa.
mưa thì mặc trời mưa, ta cứ hát hoà cùng mưa.
Trang 36
Hướng dẫn thực hiện: - Thực hiện đường nét chỉ huy nhịp 2 phách. - Tay phải lấy đà phách 2 cho phần nhạc dạo vào phách 1. - Nhịp số 6: Tay trái hướng về phần bè 1. Đà nhấn phách 2 cho bè 1 khởi xướng nửa sau phách 2. - Nhịp số 10: Tay phải hướng về phần bè 2. Đà nhấn phách 2 cho bè 2 khởi xướng nửa sau phách 2. - Nhịp số 14 và 16: Hai tay đồng thời đà nhấn phách 2 cho 2 bè cùng hát tiết nhạc mới. |
b) Động tác kết thúc
• Khái niệm:
Là tín hiệu người chỉ huy đề toàn thể diễn viên ngừng diễn cùng một lúc.
• Động tác kết thúc bài:
Phách cuối thực hiện động tác đánh lên báo hiệu cho diễn viên chuẩn bị ngừng diễn, sau đó đánh xuống đề diễn viên ngừng diễn. Kết thúc động tác, ngón cái khép hờ với ngón trỏ cùng các ngón khác.
Ví dụ 4:
Ngày mùa
(Trích)
Nhạc và lời: Văn Cao
Hơi nhanh - Vui
Gánh thóc vàng từng lớp lớp gánh về. Gánh thóc
vàng từng sớm nắng trên đê. Ngày vui quân du kích đứng im
trông lúa dập dờn. Rồi rời sang xóm khác, nhớ lúc ai nhìn theo.
Hướng dẫn thực hiện: - Phách 3 nốt cuối cùng của bài, hai tay đồng thời thực hiện động tác đánh lên báo hiệu chuẩn bị ngừng diễn và đánh xuống ở phách tiếp theo đề diễn viên ngừng diễn. - Kết thúc động tác hai tay đồng thời dừng lại, ngón cái khép hờ với ngón trỏ và cùng các ngón khác. |
Trang 37
c) Diễn tả âm thanh liền tiếng (legato)
Là cách đánh miết, mềm mại, trôi chảy thể hiện những âm thanh liên tục ngân vang, nối tiếp không ngừng. Khi thực hiện cổ tay nới lỏng và bàn tay chuyển động luôn đi sau cánh tay.
Ví dụ 5:
Bài ca Trường Sơn
(Trích)
Nhạc: Trần Chung
Lời: Trích thơ Gia Dũng
Tha thiết - Say mê
Ôi có những vì sao thức (ư ư ư) cùng ta đêm nay.
Như mắt em sáng lên bao niềm tin. Ta nhớ mà Năm Căn.
Ta thương em Cửa Việt. Mười bốn năm rồi giấc ngủ chưa
tròn. Cả miền Nam đang gọi chúng ta đi.
Hướng dẫn thực hiện. – Thực hiện đường nét chỉ huy nhịp 4 phách. – Đà phách 4 cho khởi xướng phách 1. – Điều khiển, dẫn dắt cho diễn viên lấy hơi: + Đà phách 3, các nhịp 7 và nhịp 12. + Đà phách 1 nhịp 9 và phách 2 nhịp 10. – Cổ tay nới lỏng, bàn tay chuyển động hơi chậm hơn cánh tay; tránh này và giật ở các phách. – Kết thúc: Phách cuối cùng thực hiện động tác đà ở phách 4, đánh lên và rơi xuống kết thúc tại điểm phách 1. Ngón cái khép hờ cùng ngón trỏ và các ngón khác. – Trong quá trình thực hiện kĩ thuật, người chỉ huy hát theo giai điệu của bài. |
Trang 38
d) Diễn tả âm thanh ngắt tiếng (staccato)
Là cách đánh ngắn gọn thể hiện những âm thanh tách rời, không ngân vang. Khi thực hiện chủ yếu sử dụng lực cổ tay kết hợp chuyển động bàn tay và ngón tay.
Ví dụ 6:
Bài ca chiến thắng
(Trích)
Nhạc và lời: Trần Kiết Tường
Hơi nhanh
Kia sông Cửu Long vẫn trôi xuôi. Đồng
xanh mênh mông vẫn reo vui. Rừng U minh kia hoa
lá vẫn tươi màu. Tôi vẫn nghe đâu đây vọng lên.
Hướng dẫn thực hiện: – Thực hiện đường nét chỉ huy nhịp 4 phách. – Lấy đà: Thực hiện phách 3 cho khởi xướng phách 4. – Vị trí nốt nhạc có dấu chấm dưới hình nốt: Đánh ngắn gọn, chủ yếu sử dụng lực cổ tay kết hợp với bàn tay và ngón tay. – Kết thúc: Phách cuối cùng thực hiện động tác đà ở phách 4, đánh lên và rơi xuống kết thúc tại điểm phách 1. Ngón cái khép hờ cùng ngón trỏ và các ngón khác. – Trong quá trình thực hiện kĩ thuật, người chỉ huy hát theo giai điệu của bài. |
e) Diễn tả cường độ (sắc thái)
• Cường độ thường được thể hiện qua các kí hiệu: p (nhẹ), mp (nhẹ vừa), mf (mạnh vừa), f (mạnh).
– Người chỉ huy sử dụng biên độ đôi tay để diễn tả mạnh/nhẹ phụ thuộc vào từng yêu cầu cụ thể.
+ Mạnh: Đường nét chỉ huy thực hiện biên độ rộng (hình 3.8a).
+ Nhẹ: Đường nét chỉ huy thực hiện biên độ hẹp (hình 3.8b).
Trang 39
a) Cường độ mạnh
b) Cường độ nhẹ
Hình 3.8. Biên độ diễn tả cường độ
LUYỆN TẬP
1. Chỉ ra các động tác diễn tả âm nhạc đã học trong hai trích đoạn
– Hát trong mưa, nhạc: Pháp, lời Việt Tạ Phước .
– Bài ca Trường Sơn, nhạc Trần Chung, lời: Trích thơ Gia Dũng.
2. Thực hiện động tác diễn tả âm nhạc theo các kí hiệu chỉ dẫn của hai trích đoạn:
– Hát trong mưa, nhạc: Pháp, lời Việt Tạ Phước.
– Bài ca Trường Sơn, nhạc Trần Chung, lời: Trích thơ Gia Dũng.
3. Nhận xét, tự đánh giá được khả năng trong quá trình luyện tập của bản thân và người khác.
VẬN DỤNG
Vận dụng các động tác diễn tả âm nhạc đã học vào chỉ huy trích đoạn bài Nhạc rừng – Nhạc và lời Hoàng Việt
Nhạc rừng (Trích)
Nhạc và lời: Hoàng Việt
Vừa phải - Trong sáng
Cúc cu Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng. Im nghe! Im
nghe! Ve rừng kêu liên miên. ____ Rừng hát gió lay trên cảnh biếc, lao
xao! rì rào!. Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn